Thursday 3 September 2015

CÁCH DÙNG TỪ


Đọc báo, thấy việc dùng từ hiện nay hết sức tùy tiện, thiếu chuẩn và nhiều khi gây phản cảm xã hội.

Tại Bangkok có vụ nổ bom lớn đêm 17/8 làm chết gần 20 người và hơn trăm người bị thương. Bản tin buổi sáng của VTV khi điểm tin có phụ đề: "NỔ BOM THÁI LAN". Rõ ràng tựa đề đó không ổn. Người khiếm thính sẽ không biết chuyện gì xảy ra, vì họ sẽ không nghe rõ lời bình sau đó của phát thanh viên. Phải chi ghi rõ: "Bom nổ ở trung tâm Băng cốc - Thái Lan" ...thì có phải dễ hiểu hơn không? Cách viết tựa đề như vậy khiến người xem suy diễn tới việc : "quả bom nổ có nguồn gốc từ Thái Lan", như báo chí từng bình luận mãnh vỡ tên lửa năm gần xác MH17 là tên lửa BUK có nguồn gốc từ Nga.

Cũng tin báo chí gần đây: "Hoa hậu thế giới 2015 Thái Lan bị chê nhan sắc quê mùa". Nhan sắc có nghĩa là vẽ đẹp của nữ giới, người có nhan sắc là người đẹp, rõ ràng là như vậy rồi. Tại sao có vẻ đẹp quê mùa, vẻ đẹp thành phố cho phái nữ. Phải chăng người đẹp thành phố thì hơn hẵn người đạp nhà quê?

Tại sao báo chí và cả phát biểu trước công chúng lại có thể dùng từ " XXX là tỉnh lẻ". Dùng trong văn thơ thì có thể châm chước nếu tự trào, còn ngôn ngữ hành chính thì không nên.Vì theo chuẩn văn minh, cách dùng từ như trên thể hiện sự "bất bình đẳng giữa các vùng miền".

Không biết ngôn ngữ các dân tộc khác có sự "phân biệt cố tình" như đề cập trên hay không? Riêng tiếng Nhật, có thể thấy trên các phương triện giao thông công cộng, nhà ga, bến đợi...nơi ưu tiên cho người mà tiếng Việt ta gọi là người "tàn tật" thì người Nhật tuy có từ tương đương nhưng họ bị buộc phải dùng từ " người có cơ thể không được thoải mái" ( fujiyunakata), thậm chí không được dùng từ "khuyết tật" dù nó có nhẹ hơn từ "tàn tật".

Vậy phải cẩn thận khi dùng từ. Tiếng Việt ta thật phong phú, có thể chuyển tải đủ hết thảy.


PVH

No comments:

Post a Comment