Hách dịch nói chung là bản tính xấu xa
của con người chúng ta, nó có từ rất lâu song đến bây giờ nó vẫn tồn tại và
phát triển.
Đang là nhân viên, là lính lác có
giọng nói, cử chỉ khác hẳn. Sau một thời gian công tác lên được tổ phó, tổ
trưởng rồi chức cao hơn một chút, thái độ cũng được thay đổi hơn chút, thái độ
có chút vênh váo, có chút giọng nói mà người ta hay gọi là “bề trên” thể hiện
ngày càng rõ rệt và từ từ thấm nhuần vào máu lúc nào không hay biết. Thái độ có
vẻ ra oai, nạt nộ hạch sách người khác do cậy mình có quyền thế càng ngày càng
thể hiện rõ rệt và có cái nhìn với mọi người khác xa hơn so với trước đây.
Hiện tượng quát nạt, nói như ra lệnh
người khác, đòi hỏi người khác phải phục tùng mình không chỉ trong một tổ chức
mà bất kể nhiều nơi và tràn lan mọi chỗ khác.
Thói hách dịch chính là từ bản thân
chúng ta mà hình thành, như ông cha ta có câu: “Chưa đổ ông nghè đã đe hàng
tổng”. Thói hách dịch đồng nghĩa với người vô cảm và thiếu văn hóa.
Thực tế báo chí cũng đã tốn không ít
giấy mực phê phán thói hách dịch của quan chức, cảnh báo điều này nhiều lần.
Nhưng chính những “công bộc của dân” lại sống không gương mẫu. Cách ứng xử bàng
quan, thờ ơ, vô cảm vơi người khác đối với một số cán bộ khiến người dân không
ít nhiều bất bình về tình cảnh này
Thôi thì cuộc sống muôn màu muôn vẻ,
có người tính này, có người tính kia. Chúng ta sống đúng với những gì đang có
và những gì đang xảy ra, đối với những loại người hách dịch này ta nên ít nói
lại, ít tiếp xúc và nếu tiếp xúc thật sự phải khôn khéo và nhạy bén trong cách
xử sự cũng như lời nói để tránh làm mâu thuẩn gay gắt hơn.
DT.
No comments:
Post a Comment