Thursday 22 May 2014

TĂNG TUỔI LÀM, GIẢM LƯƠNG HƯU: NGƯỜI VUI THÌ ÍT, KẺ BUỒN THÌ NHIỀU


Theo Bà Trần Thị Thúy Nga, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã Hội (Bộ LĐTB&XH) vào cuối tháng 5 này sẽ trình Quốc Hội vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu và thay đổi cách tính BHXH.
            Bà cho rằng: "Việc thực hiện lộ trình điều chỉnh kéo dài thời gian làm việc của người lao động đã tính tới yếu tố về sức khỏe, khả năng làm việc và giảm thiểu tác động đối với thị trường lao động, cơ hội việc làm của người lao động trẻ". Tuy nhiên, nhiều người lo lắng rằng: tuổi nghỉ hưu tăng lên, tỷ lệ lao động trẻ ra trường sẽ thêm khó có cơ hội tìm được việc làm, trong khi càng về già khả năng lao động và sáng tạo không thể bắt kịp với lớp trẻ nếu như phải kéo dài tuổi nghỉ hưu. Thực trạng cho thấy ngày càng nhiều sinh viên ra trường không có việc làm, hay làm nhiều công việc chỉ mang tính chất mưu sinh như nhiều sinh viên ra trường đi làm công nhân ở các nhà máy hiện nay, không đúng ngành nghề mình học. Nếu càng giữ chân người đã đến tuổi về hưu ở lại làm việc thì đồng nghĩa tăng thêm 1 lượng lao động trẻ thất nghiệp. Như thế thì tỷ lệ lao động thất nghiệp sẽ tăng cao hơn cả hiện nay. Điều này là nghịch lý và nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội vốn đã chậm phát triển và ảnh hưởng đến công tác đào tạo của nhà trường.

            Theo Vietnam.net đưa tin: “Quỹ BHXH của Việt Nam đang trong tình trạng đáng báo động. Nếu không cải cách kịp thời thì toàn bộ quỹ BHXH sẽ hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2034. Hay nói cách khác, toàn bộ lao động nam của Việt Nam dưới 40 tuổi và lao động nữ dưới 34 tuổi sẽ không được nhận lương hưu sau khi nghỉ hưu”. Tuy nhiên, không vì thế mà làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp tăng lên. Và cũng nên cân nhắc lại hai vấn đề lộ trình cải cách BHXH cũng như cải cách việc làm sao cho hợp lý hơn. Để tránh những gì khi phát hiện ra thì đã muộn màng giống như “Quỹ BHXH Việt nam đang trong tình trạng báo động” thì mới bắt đầu chấn chỉnh.


H.S

No comments:

Post a Comment