Wednesday, 21 May 2014

BÀI VIẾT HAI NĂM TRƯỚC

   

         “Lời dẫn: Bài này được viết cách đây 2 năm, có nhiều điểm thiếu sót do nhận thức  của người viết trong thời điểm đó về vấn đề liên minh và chủ nghĩa đa nghi. Xin được đăng lại trong tình hình quan hệ Việt-Trung đang gặp nhiều thách thức.”

Dân tộc ta đang đứng trước những thách thức to lớn, như con tàu ra khơi đang đương đầu với dông bão. Dường như Trung Quốc đang leo thang và thực sự mong muốn có một cuộc đụng chạm để lấy cớ ra tay tấn công chiếm biển đảo vào lúc này. Dường như tập đoàn lãnh đạo Trung Quốc trong buổi chuyển giao quyền lực, và tranh giành quyền lực muốn đổ vấy trách nhiệm cho nhau, và sẽ không thống nhất được cách thức giải quyết vấn đề biển Đông, hoặc nhân cơ hội này muốn đổ vấy tránh nhiệm cho nhau nếu chính sách gây hấn bị thất bại, mà chắc chắn là sẽ thất bại vì không có chính nghĩa và căn cứ pháp luật.
Điều chúng ta quan tâm là tìm cách đối phó với sự leo thang của TQ trong thời gian tới như thế nào hiệu quả nhất.
Chúng ta phải có một lập trường kiên định: “VN không liên minh với ai để chống nước nay nước nọ cả, chúng ta cần phải độc lập trong việc tự ra quyết định.”
Chúng ta đề phòng trường hợp các bên vì lợi ích quốc gia của mình, sẵn sàng thỏa hiệp với nhau để bán đứng VN như trước đây, và phải sẵn sàng cho trường hợp xấu nhất này. Lịch sử cho thấy VN chưa từng bao giờ bán đứng đồng minh, bạn bè của mình.

Về góc độ phòng thủ quốc gia, chúng ta cần phải chú ý các vấn đề sau:
-   Phòng bị chặt ở biên giới chung, và biên giới gián tiếp nếu bị lợi dụng mượn đường.
-   Khoanh vùng, cô lập và ra soát kỹ các đối tượng lao động nước ngoài đầy khả nghi.
-   Đưa các công trình do nước ngoài thi công vào danh mục cần quan tâm đặc biệt khi có biến.
-   Phòng bị chặt ở các tuyến xung yếu ven biển, tránh bị bất ngờ khi bị tấn công ở các tuyến  bờ biển từ quân đổ bộ kết hợp nhảy dù.
-   Tăng cường huấn luyện tác chiến du kích, tấn công và phòng thủ ở đô thị và ven đô thị, nông thôn.
-   Chuẩn bị lương thực, thực phầm, nhiên liệu trong thời gian vừa đủ để tình hình trở lại bình thường.

Về đối phó với gây hấn, chúng ta cần phải:
-   Kiên nhẫn không manh động để bị mắc bẫy, không sử dụng vũ lực trước.
-   Tăng cường hệ thống cảnh báo và quan sát, trinh sát vệ tinh và từ xa, trên không, dưới biển để ghi lại các chứng cứ bên ngoài xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải của ta.
-   Củng cố hợp đồng các binh chủng và lực lượng ven biển trong công tác huấn luyện chiến đấu và tập bắn đạn thật định kỳ để trao dồi khả năng tác chiến và chỉ huy.
-   Nghiên cứu cách đánh du kích trên biển, phát huy truyền thống của Yết Kiêu thời nhà Trần đã bao phen làm thủy binh, hải quân Mông – Nguyên tan tác khiếp sợ.

Với truyền thống dân tộc, với sự cổ võ của lực lượng tiến bộ và công pháp quốc tế, dân tộc ta chắc chắn sẽ gặt hái chiến thắng nếu ngoại bang liều lĩnh xâm lấn chủ quyền nước ta.

PVH


No comments:

Post a Comment