Friday 15 July 2011

Tìm hiểu về tín dụng vi mô

Là tín dụng cho người nghèo:
Về mặt bản chất, tín dụng cho người nghèo theo quan điểm mới là:
+ Người nghèo quá nhiều (hàng tỷ). Họ vừa là vấn đề phải giải quyết, họ cũng chính là phương tiện giải quyết vấn đề. Hay nói cách khác, họ phải tự giúp họ.
+ Người nghèo, nếu có cơ hội làm ra tiền, sẽ thanh toán nợ (tất nhiên tâm lý xù nợ ở người nghèo là có, nhưng sẽ có cách kiểm soát).
+ Tài chính vi mô (microfinance) sẽ là trung gian tài chính để đưa vốn đến người nghèo.
Và với vai trò trung gian này, tín dụng vi mô phải là dịch vụ tài chính có sinh lời, chứ không phải là làm từ thiện. Ngoài ra tín dụng vi mô nên là tư nhân, tránh sử dụng trợ giá của nhà nước để không sa vào họat động kém hiệu quả do tham nhũng, cho vay nhầm đối tượng để hưởng chênh lệch lãi suất.
phương thức:
+ Phân người vay thành hai nhóm rõ ràng: nhóm đầu tư rủi ro cao và nhóm đầu tư an toàn. Nhìn từ phía tổ chức tín dụng thì không phân biệt được ai là nhóm nào. Nhưng từ phía người đi vay thì họ biết ai giống mình và ai khác mình (tức là ai thuộc nhóm nào).
+ Sẽ không cho vay theo cá nhân mà vay theo nhóm (cluster). Lãi suất như sau: Nếu cả nhóm thành công thì trả lãi vay r*, nếu cả nhóm thất bại thì không phải trả lãi vay, nếu có người thành công có người thất bại thì người thành công trả một khoản c* gọi là khoản đồng trách nhiệm (ở đây c* có vai trò trói các thành viên vào để nâng đỡ nhau)
+ Có một vài công thức simple ở đây, đại khái là có tí xác suất, tính toán một hồi sẽ ra được r* và c* hợp lý. (c* của nhóm rủi ro > c* của nhóm an toàn)
+ Với r* và c* hợp lý thì: khi đi vay, các nhóm kinh doanh an toàn sẽ hội với nhau để cùng đi vay, các nhóm liều lĩnh cũng hội với nhau để đi vay.
+ Như vậy tuy ngân hàng không phân biệt đối xử về giá (lãi suất) với người vay, nhưng tự động người vay sẽ phân nhóm.
Phương pháp thực hiện
a. Cho vay theo nhóm (group lending):
+ Các cá nhân tự tìm đến nhau theo nhóm. Tự giám sát nhau.
+ Một phần của nhóm được vay trước, sau đó số các thành viên được vay tăng dần.
+ Nếu một người không trả, cả nhóm phải trả hộ (chính là phần c*)
+ Làm việc với tổ chức tín dụng theo nhóm, chi phí giao dịch và quản lý giảm
b. Vay tăng dần (progressive lending, step lending)
+ Lúc đầu cho vay chút chút, sau tăng dần.
+ Thời gian đáo hạn lúc đầu ngắn, sau dài ra.
(Như vậy sẽ phân lọai được những nhóm thanh toán đúng hạn, nhóm này sẽ có credit line tăng lên, tức là hạn mức vay tăng dần lên)
c. Thanh toán theo kỳ (regular repayment)
+ Để monitor người vay trả nợ đúng hạn hay không. Nếu sai hạn tức là có vấn đề và alert ngay.
+ Điều chỉnh lịch thanh toán theo mùa: hộ kinh doanh cá thể nghèo thường là chăn nuôi, làm đồ thủ công, gia công … nên tính chất mùa vụ rất cao.
d. Tài sản thế chấp: Không yêu cầu. Chỉ cần người vay có một số điều kiện nào đó vừa phải, ví dụ có ruộng, hay có nghề truyền thống.
Tác dụng:
Tín dụng vi mô cũng làm tăng chi tiêu gia đình. Các khoản vay cho kinh doanh đôi khi lại được dùng để tăng chi tiêu. Ở tỷ lệ nào đó việc fungibility như vậy là tích cực (tăng mức sống). Nhưng nếu chi tiêu cao quá thì tức là hộ gia đình đã tăng chi tiêu hiện tại và cắt giảm chi tiêu tương lai. Thậm chí cụt vốn kinh doanh. Trong một số trường hợp khác nữa thì vay nợ tín dụng lại được dùng để làm gối đầu họăc trả nhanh cho các khoản vay khác giống như chơi họ (hụi) hay cầm đồ ở Việt nam.
Tín dụng vi mô còn có tác động tích cực đến việc kích thích năng khiếu kinh doanh nhỏ (microentrepreneur) của người vay, đặc biệt là phụ nữ. Để sử dụng vốn vay thành công, tự thân người vay phải tìm tòi cách tính toán đồng tiền cho hiệu quả, nâng cao các kỹ năng quản sản xuất hộ gia đình (chăn nuôi, làm hàng thủ công, gia công), các kỹ năng bán hàng (tiếp thị, mở rộng quan hệ ra vùng xung quanh hoặc vùng xa). Tuy nhiên cho đến nay các tác động này cũng rất giới hạn bởi năng suất và công nghệ của các hộ kinh doanh chỉ ở mức thấp do họ chỉ chăn nuôi và làm thủ công.
Bên cạnh đó nghề thủ công truyền thống lại hay có tính địa phương nên nếu tất cả cùng "thấy ăn khoai cũng vác mai đi đào" sẽ xảy ra cạnh tranh méo mó, dẫn đến sụp đổ cả làng nghề (như Bát Tràng). Bản thân sản phẩm của các hộ gia đình cũng bị giới hạn ở chất lượng và tính đa dạng cũng như khả năng (kỹ năng) thực của người dân cũng rất giới hạn. Tổ chức Craftlink ở VN trước đây đưa cả designer Tây đến các vùng làng nghề của người dân tộc để tạo mẫu cho sản phẩm của chính người địa phương, sau đó còn đưa cả người dân tộc lên Hà nội tổ chức hội chợ, phân phối hàng cho các khu phố cổ bán cho Tây. Đến nay hiệu quả của họat động này cũng không tốt như mong muốn khi mà Tây rút đi để người dân tộc tự làm.
Đối tượng hưởng lợi từ tín dụng vi mô cũng không phải là những người nghèo nhất, mà là những người nghèo vừa vừa. Bởi do các khoản vay không cần thế chấp nên các hộ có tí tài sản (có cái vườn, có cái ao, có mẩu ruộng) mới được vay. Người vay thành công với vốn vay cũng phải là những người có tí kỹ năng và có tí máu doanh nghiệp. Các khu vực mà có người được vay tín dụng vi mô cũng là các khu có điều kiện giao thương tốt. Các khu vực cách trở núi non thì đương nhiên vẫn là những người nghèo nhất.
Quan trọng nhất là tín dụng vi mô chỉ giúp người nghèo vừa vừa bớt nghèo đi, tự chủ được cuộc sống của mình mà không sợ rơi vào ngưỡng chết đói. Nó không phải là công cụ xóa đói nghèo thực sự mạnh và có tác động đến nền kinh tế của các nước thứ ba. Nhưng nó giúp người nghèo biết được quyền làm người tự do, không quá phụ thuộc vào giới buôn ma túy hay dựa vào tiền xóa đói giảm nghèo của chính phủ. Nó cũng là động lực để người nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo chịu khó học hỏi (kể cả là home-schooling) và phát huy các kỹ năng tiềm ẩn của mình. Riêng đối với phụ nữ thì nó còn là công cụ tạo ra bình đẳng giới nữa.

Ngân hàng Grameen

Q.H (st)

No comments:

Post a Comment