"Mọi sự thật vô
thường", Jenny nhắn từ Mỹ lúc nửa đêm. Chẳng phải tự dưng mà cô lại nói
như vậy, vì Jenny đang phải đối mặt với cái ngưỡng sinh tử của cuộc đời.
Tháng
10/2015, giữa lúc đang bận rộn chuẩn bị cho cuộc tranh cử ghế nghị viên Hội
đồng thành phố San Jose, bang California, thì kết quả khám định kỳ được đưa ra
như một lời tuyên án: bệnh ung thư của Jenny đã ở cấp độ 4 và đang di căn, thời
gian sống còn lại của cô được bác sĩ ước tính chỉ còn chừng hai đến ba tháng.
Jenny 49 tuổi.
Luật
sư Jenny tên thật là Đặng Thị Phương Thanh, sinh ra tại
Vũng Tàu. Là con lai với cha người Mỹ và mẹ người Việt, rời Việt Nam sang Mỹ từ năm 1984 khi vừa 18 tuổi, Jenny
đã phải bắt đầu lại mọi thứ, vừa đi học, vừa đi làm, rồi tốt nghiệp luật sư và
mở văn phòng luật tại San Jose .
Jenny tâm sự cô không thể quên hình ảnh bà ngoại đứng mãi bên cửa nhìn cháu xa
dần lúc cô ra đi. Ngày trở lại, bà đã khuất xa phía bên kia đường chân trời
ráng đỏ.
Năm
2009, sau nhiều lần khám và phát hiện ung thư, Jenny đã trải qua phẫu thuật và
hóa trị rồi dần bình phục và lại trở về với những công việc thường nhật của
mình là tư vấn luật, sáng tác tranh, hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng.
Người dân San Jose không ai không
biết đến Jenny, người phụ nữ xinh đẹp tài năng của thành phố mình. Cô vừa là
một luật sư thường trợ giúp pháp lý cho người nghèo, vừa là một họa sĩ với
những triển lãm tranh về Việt Nam, vừa là đạo diễn của các chương trình
"Ao dai Festival" nhằm tôn vinh tà áo dài truyền thống của người
phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ ở cả ba miền Bắc Trung Nam, vừa là một nhà hoạt
động xã hội thiện nguyện. Jenny và các sự kiện này đã trở thành tâm điểm của
giới truyền thông, được giới thiệu trên các đài truyền hình và báo chí Mỹ.
Số tiền thu được từ
bán tranh, tổ chức lễ hội áo dài, từ các nhà hảo tâm... đã được Jenny dành để
xây dựng Trung tâm nuôi dạy trẻ em nghèo ở Huế. Cô là chủ tịch Quỹ Những người
bạn Huế (Friends of Hue Foundation), một tổ chức xã hội được Jenny và các cộng
sự tại Mỹ lập ra nhằm kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng cho trẻ em thiệt thòi ở
Huế. Trung tâm đã trở thành mái ấm của hàng trăm trẻ mồ côi, nghèo khổ suốt cả
chục năm qua, được ăn ở, được đi học văn hóa, học nghề, nay có em đã vào đại
học, có em có việc làm ổn định.
Ở Mỹ
đã bao nhiêu năm nhưng trái tim Jenny vẫn dành trọn cho quê hương. Hầu như năm
nào cô cũng về Việt Nam ,
lần nào về đều đi mải miết. Sang làng gốm, tay vầy vò đất mịn, lấm lem. Lên
chùa, lặng lẽ trước Phật. Đứng bên ao làng, mắt xanh ngó xuống mặt nước tù
đọng. Đi trên đê, tóc vàng xõa tung cùng gió. Ngồi cà phê, lắng nghe hơi thở 36
phố phường cổ kính.
Luật sư Jenny có tâm
hồn nghệ sĩ và đa cảm. Cô luôn quan tâm và cảm thương cho những kiếp người,
nhất là những người phụ nữ lam lũ gánh gồng, chạy chợ, bán rong, đẩy xe trong
mưa gió, trong bụi mù, giữa nắng lửa. Những hình ảnh ấy đã đi vào những bức
hình cô chụp, những bức tranh cô vẽ, những hoạt động xã hội cô làm, khiến cô
nguyện cả đời dấn thân vì họ.
Thời
gian sống của Jenny hiện chỉ còn được tính bằng giờ. Để tận dụng quãng thời
gian ngắn ngủi còn lại, cô đã phải chính thức rút khỏi cuộc tranh cử vào nghị
viện thành phố.
Nhưng Jenny vẫn ước mơ
có cơ hội để tiếp tục tổ chức "Ao dai Festival" IV vào tháng 5 tới,
để thành lập một Trung tâm Việt Nam
tại San Jose mà
cô ấp ủ đã lâu.
Jenny vẫn kể về mùi
hương khuynh diệp (còn gọi là bạch đàn) ám ảnh từ thuở ấu thơ ở Việt Nam ,
khi sống trong chùa cô thường ngâm lá khuynh diệp để làm thuốc cho thầy trụ
trì. Lúc ấy cô hay vò chiếc lá trong tay để hít hà mùi hương nồng dường như
đang tăng thêm sức sống cho mình.
Và giữa những tháng
ngày hóa trị vì căn bệnh ung thư, mùi hương ấy vẫn đi theo trong ước mong được
trầm mình vào đó để giúp cô mạnh mẽ hơn. Ở California , khuynh diệp cũng mọc đầy nhưng
Jenny chỉ đau đáu nhớ về mùi khuynh diệp ở đất Việt, gắn liền với ký ức cội
nguồn.
Với
Jenny, hương khuynh diệp ấy đã theo suốt cuộc đời cô như một vòng tròn
sinh tử, như điểm bắt đầu và cũng là nơi kết thúc, đi cùng với những thân
phận người qua tháng năm. Con đường khuynh diệp mà Jenny đã đi, giờ đây sẽ có
những người nối tiếp.
"Đường
khuynh diệp là thế. Không dài nhưng rất tròn. Vòng tròn tử sinh. Vòng tròn tiếp
trợ. Đây là vòng tròn của những người tìm người để thấy mình, tìm ra rồi lại
cho đi, cho đi nhưng vẫn còn đó, còn đó lại chia cho lẫn nhau, một chút tình
người, một chút tương lân, một nỗi cảm thông, đơn sơ mà quyết liệt. Tôi đã đi
tìm khuynh diệp ở vùng quá khứ. Nhưng khuynh diệp vẫn ở quanh tôi, trong hiện
tại. Và trên vùng tương lai. Của tôi. Và của mọi người". (Trích
bút ký Đường khuynh diệp, Jenny).
Jenny đam mê thơ
văn. Những truyện ngắn và tùy bút của cô như "Chùa
Giánh" và "Đường Khuynh Diệp" được nhiều người Việt
ở Mỹ và Việt Nam mến mộ.
Với những cống
hiến cho cộng đồng, Jenny đã được bang
|
Võ Tuấn
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nguoi-viet-5-chau/nguoi-phu-nu-goc-viet-dau-dau-ve-que-huong-den-tan-phut-sinh-tu-3343100.html Người phụ nữ gốc Việt đau đáu về quê hương đến tận phút sinh tử
No comments:
Post a Comment