Tò
he – một trò chơi gắn liền với tuổi thơ từ thuở bé nay lại một lần nữa làm sống
lại trong tôi một ký ức xa xưa khi anh Lê Xuân Tùng một nghệ nhân nặn tò he đã
đem đến trong chương trình tìm kiếm tài năng Việt Nam một màn biểu diễn đầy ấn
tượng và khó phai. Tưởng như nghề làm tò he truyền thống dần như bị mai một
theo năm tháng thì nay dưới bàn tay tài tình của anh Tùng nó đã được anh truyền
cảm hứng mới mẻ và đầy sáng tạo theo cách riêng của mình đó là vẽ tranh bằng tò
he. Qua tiết mục độc đáo này cho thấy niềm say mê yêu nghề, gắn bó với nghề luôn
nung nấu cháy bỏng trong anh, chàng thanh niên trẻ tuổi người đã thổi hồn vào
nghệ thuật thủ công tạo hình một loại hình văn hóa dân gian nhưng không kém
phần hấp dẫn, thu hút, và mang đậm giá trị nhân văn cao cả.
Không
biêt bọn trẻ hiện giờ có biết đến tò he hay không chứ cái thời tụi tôi thì tò
he là một trong những trò chơi dân gian không thể thiếu lúc bấy giờ. Bằng những
nguyên liệu rất đổi đời thường, gần gũi với cuộc sống nông dân đó là những sản
phẩm nông nghiệp do chính bàn tay họ làm ra là bột gạo, phẩm màu và que tre.
Bột được làm từ gạo nếp trộn với gạo tẻ. Còn công đoạn làm màu nhuộm bột,
nguyên liệu cũng được lấy từ cây nhà lá vườn: màu xanh từ lá cây, màu đỏ của
gấc, màu vàng của nghệ, màu đen từ tro bếp, màu tím từ một loại lá của người
dân tộc thiểu số…và đặc biệt ở đây màu rất bền, không bị loang ra và không dính
vào nhau nên rất dễ nhào nặn. Tuổi thơ tôi gắn liền với tò he từ thưở mới lên 8
lên 10. Khi đó cứ ba hay mẹ cho dăm ba đồng là tôi vội lon ton ra đường cùng
mấy đứa bạn trông hóng những chú, bác làm tò he để mua cho được những bông hoa
hay là các nhân vật nổi tiếng một thời như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới…đủ màu
đủ sắc để khoe với bạn bè. Chơi chán rồi
lại cùng nhau đem đi nướng, mùi thơm thoang thoảng của bột gạo bắt đầu tỏa ra
thơm ngát, và chưa kịp xong thì cả đứa nào đứa nấy chụm năm chụm ba để chia
nhau ra thưởng thức thành phẩm của mình.
Có
thể nói, tò he so với những trò chơi hiện đại mà tụi nhỏ chơi bây giờ có thể
kém thu hút hơn, mộc mạc hơn nhưng nó gửi gắm trong đó những tình cảm chân
thành, bình dị, đồng thời thể hiện tính nghệ thuật thủ công hết sức sáng tạo,
độc đáo và thẩm mỹ cao lưu giữ văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam từ bao
đời.
NT
No comments:
Post a Comment