Quốc hội là cơ quan lập pháp, đại diện cho ý chí và nguyện vòn của toàn
thể nhân dân.
Cứ 5 năm một lần, cử tri đi bầu để chọn ra được những người đại diện quyết
định tới đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Vì vậy, người dân trông
chờ vào các quyết sách của quốc hội nhiều lắm.
Phát biểu trong phiên thảo luận gần đây, một đại biểu đã nói: hậu thế sẽ
đánh giá tính lịch sử của kỳ họp quốc hội lần này, tức ngầm hiểu đây là kỳ họp
sẽ thông qua hiến pháp mới, luật đất đai mới có ảnh hưởng sâu sắc toàn diện đến
xã hội trong thời gian tới.
Xã hội Việt Nam
đã có biết bao đổi thay từ khi có công cuộc đổi mới cho tới nay. Từ khi đất đai
không có giá trị gì cả trở thành tài sản đắt giá và phần nào tác động tới sự
trì trệ kinh tế do bất động sản đóng băng thời gian qua. Và các vụ khiếu kiện liên
quan đến thu hồi đất làm tình hình trật tự trị an xã hội bất ổn và kinh tế trì
trệ, đình lạm.
Hiến pháp qui định nhiều thiết chế quan trọng, là luật gốc của tất cả các
luật. Do vậy nội dung của Hiến Pháp lần này được thông qua có những điểm mới gì
so với HP 92 cũng là mối quan tâm của công luận. Ví dụ: tại sao với bao nhiêu hệ quả tệ hại của VinaShin/Lines hiện
rõ ra trước mắt thiên hạ như vậy, sự thất bại của các tập đoàn kinh tế rõ rệt
như vậy mà trong dự thảo hiến pháp vẫn đưa nội dung “kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo”. Nhiều điều qui định trong
các lần dự thảo thì thực tế cuộc sống đã
chứng minh là không phù hợp mà nhiều khi các nhà soạn thảo vẫn cứ duy trì với
tư duy như thời buổi của mấy chục năm
trước.
Phải thổi vào Hiến pháp mới và Bộ luật đất đai mới một luồng chảy mới của
tư duy thời đại, để làm vơi đi nổi nghèo khổ của nhân dân, tạo tiền đề để xây
dựng quốc gia hùng cường thịnh vượng chính là nguyện ước của các cử tri đã bầu
ra quốc hội.
Vì vậy, hơn khi nào hết, các quyết sách của quốc hội trong kỳ họp này sẽ
đi vào lịch sử…
PVH
No comments:
Post a Comment