Gần đây dư luận lại xôn xao về chuyện cưỡng chế ở một địa phương miền Bắc.
Lực lượng cưỡng chế rất hùng hậu, được trang bị vũ khí, hơi cay, đạn khói...cứ như bắt đầu vào một trận đánh quyết liệt vậy.
Vài trăm người dân phản đối cưỡng chế thì tự trang bị gậy, liềm, gạch đá...quyết sống mái với lực lượng cưỡng chế.
Khói lửa mịt mù, tiếng la hét huyên náo, đội quân cưỡng chế dàn quân như chiến binh La Mã hoặc Thế chiến Hai. Bên kia người dân cũng chuẩn bị đối phó với những gì có được, tuy nhiên đó là thế trứng chọi đá, làm sao ngăn nổi lực lượng hùng hậu phía bên kia?
Sự thất thế và tháo lui của bên yếu thế hơn là điều đã được dự đoán trước.
Tuy nhiên, tại sao người dân lại làm như vậy?
Tại sao nhà nước lại làm như vậy?
Có cách gì để tránh xung đột hay không?
Có cách gì để hóa giải các mâu thuẩn hay không?
Ai là người bị thiệt hại nhiều nhất trong vụ cưỡng chế này? Nhà nước hay người dân?
Dư luận trong nước ra sao về dự án này? Dư luận ngoài nước ra sao?
Có nơi nào trên thế giới này có sự cưỡng chế với qui mô lớn như vậy không?
Người biết đủ thông tin về dự án Ecopark sẽ xây dựng trên đất cưỡng chế sẽ có bình luận gì?
Các nhà kinh tế, hoạt động xã hội, đại diện hội nông dân, đại biểu quốc hội địa phương có cưỡng chế, các tổ chức xã hội dân sự...sẽ có quan điểm như thế nào về vụ cưỡng chế này.
Và còn nhiều câu hỏi nữa chưa được nêu ra hết.
Phải đặt câu hỏi như vậy vì một bộ phận nhân dân trên quê hương ta, cũng là một phần máu thịt của dân tộc. Khi họ có niềm oan khất nào đó thì toàn thể người dân ta cần có tiếng nói để giải oan, nếu thực sự họ chịu oan khất, phải đi khiếu kiện nhiều lần.
Nếu có sự quan tâm đối với họ, người dân với nhau sẽ không như người dưng.
PVH
No comments:
Post a Comment