Monday 30 April 2012

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC PHÁP LUẬT ( PHẦN 3)



- Không có năng lực hành vi dân sự: Người chưa đủ 6 tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự, mọi giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi đều do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
- Hạn chế năng lực hành  vi dân sự:  Điều 23 BLDS  qui định: ” Người nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích có liên quan, cơ quan hoặc tổ chức hữu quan Toà án ra quyết định là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”.
Điều kiện có quyền yêu cầu TA tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự:
+ Nghiện ma tuý hoặc các chất kích thích khác.
+ Phá tán tài sản gia đình nghĩa là làm cho tài sản bị thiệt hại mất mát, hao hụt mà không mang lại lợi ích gì. Thường những trường hợp nghiện ma tuý, cờ bạc, rượu chè và sống vô trách nhiệm với gia đình, xã hội thì có hành vi phá tán tài sản.
Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều trường hợp vì cờ bạc, số đề dẫn đến phá tán tài sản gia đình nhưng trong qui định của BLDS mới chỉ qui định đến trường hợp bị “nghiện” mà chưa qui định trường hợp này.
Trong trường hợp cá nhân bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì mọi giao dịch dân sự liên quan đến taì sản của người đó phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật do TA chỉ định trừ những giao dịch dân sự nhỏ phục vụ  nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
- Năng lực hành vi dân sự một phần: Người có năng lực hành vi dân sự một phần là những người chỉ có  thể xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong một giới hạn nhất định, ngoài ra các quan hệ dân sự khác phải có sự đồng ý của người đại diện mới có giá trị pháp lý.
Điều 20 BLDS quy định: Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch phục vụ nhu cầu hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
Những người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi tài sản riêng mà không cần người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác.


Đ.N

No comments:

Post a Comment