Monday 28 May 2012

CẢM NHẬN BUỔI HỌC VỀ CHƯƠNG TRÌNH EXCEL



Sáng ngày 24/05/2012 chúng tôi đã tham gia chương trình giảng dạy của Cô Tường Vi về việc sử dụng phần mềm Microsoft Excel chương trình học kéo dài 4 tiếng. Sau buổi tự giới thiệu về bản thân cũng như đang công tác tại các hội đoàn của từng cá nhân, là đến phần giảng dạy của cô Tường Vi.
Phần mềm sử dụng trong chương trình dạy của cô Tường Vi là sử dụng Hàm SUMIF và SUMIFS và khóa password các sheet tức là hàm cộng có điều kiện (=sumif(range,criteria,sumrange)) hàm này cho phép cộng các giá trị phù hợp.
Cách dạy của cô Tường Vi rất hay làm người học dễ tiếp thu. Nhưng thời gian giảng của cô qua ngắn nên chưa trình bày hết ý của bài giảng được.
Tuy vậy, theo tôi nhận xét thì phương pháp này nếu áp dụng cho Trung Tâm của chúng ta thì chưa được. Với lý do, là hàm điều kiện với điều kiện không thay đổi. Loại hàm này tôi cũng đã sử dụng tại Báo Cáo Tài Chính Tháng 04 vừa rồi nhưng chỉ được một số mục và những mục đó mình phải có quy ước riêng cho chính mình nên cũng rất khó để người khác hiểu được. Ví dụ: trong BCTC tháng 04 vừa rồi tôi sử dụng hàm sumif cho việc trích thưởng TTT, ta có công thức Sumif(Phạm vi dò,điều kiện,phạm vi cộng) với công thức như vậy thì phạm vi dò ta đã có, phạm vi cộng ta đã có, nhưng điều kiện thì không được vì điều kiện là Trích thưởng TTT nhưng do báo cáo tài chính của TT rất chi tiết như là trích thưởng TTT 001-002/VHA rồi Trích thưởng TTT 005/VYD. Mà hàm sumif thì điều kiện phải rõ ràng cho nên việc cộng hàm sumif của trich thuong TTT 001-002/VHA cũng như trích thưởng TTT 005/VYD là không thể cộng được. Ngoài ra tôi cũng có cộng hàm này cho việc tính tổng lãi tại các ngân hàng, đối với việc cộng tổng lãi tại các ngân hàng thì có thể sử dụng được vì điều kiện rõ ràng là “lãi tất toán”. Còn việc khóa hoặc mở password thì tương đối dễ người sử dụng excel căn bản cũng có thể sử dụng được.
Theo tôi đối với chương trình này ta rất hữu ích nếu có thể áp dụng cho thủ quỹ của TT, vì hằng tháng thủ quỹ chi giải ngân nên có thể tính tổng giải ngân trong tháng và tính tổng giải ngân của từng nhân viên trong tháng đó là bao nhiêu.
Trên đây là một số cảm nhận của tôi về buổi giảng dạy của cô Tường Vi.
DN


No comments:

Post a Comment