Monday 30 April 2012

ĐẶC SẮC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HUẾ


Nghề truyền thống của Huế từ lâu đã trở thành nét văn hóa đặc sắc để Huế được biết đến không chỉ là thành phố của di sản mà còn nghề mưu sinh của con người ở đó cũng mang đậm tính nhân văn và nghệ thuật. Những tác phẩm được tạo ra bởi những nghệ nhân tài hoa là cả một nghệ thuật kết hợp của sức lao động, cái tâm yêu nghề và bàn tay khéo léo. Tác phẩm nào cũng không thiếu sự tinh tế, sức sống và sáng tạo. Còn tinh tế hơn nữa khi nghề mưu sinh trở thành thú chơi tao nhã, công phu và cũng không kém phần quý phái. Ví như người Huế vẫn thường nói ăn không chỉ ngon mà còn đẹp, sống không chỉ ở mà còn hài hòa với thiên nhiên, trồng cây không chỉ thư giãn mà còn có hồn và thanh tao không kém.
Trên đà hội nhập và phát triển, nghề truyền thống xứ Huế không hề mất đi nét đặc sắc vốn có mà còn chuyển mình tìm hướng đi mới để không bị mai một. Do vậy vấn đề khôi phục và phát triển nghề và làng nghề truyền thống là vô cùng quan trọng trong việc duy trì những giá trị, tài sản của quốc gia. Để kích thích các làng nghề phát triển, tỉnh cũng đã tổ chức các hội thi sản phẩm thủ công, công nghiệp nông thôn tiêu biếu để phát triển thành các sản phẩm hàng hoá theo từng năm.tập trung ưu tiên vào đầu tư và phát triển làng nghề mây tre đan Bao La, làng nghề nón lá Mỹ Lam, làng nghề gốm Phước Tích theo hướng mở rộng sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển du lịch làng nghề. Ngoài phát triển sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu, kế hoạch này còn nhằm giải quyết việc làm trong nông nghiệp nông thôn, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động. Ngoài ra, các sản phẩm từ tre truyền thống như nan quạt thư pháp, đèn lồng, vành nón, rổ rá, túi sách….hiện đang rất hút hàng, cung không đáp ứng được cầu. Đó là tín hiệu vui cho một sự phát triển của làng nghề truyền thống mây tre đang của Huế. Sản phẩm đã thật sự có chỗ đứng trên thị trường.
Trong tương lai, khi các làng nghề đã có thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng, sẽ tạo nên hiệu quả "kép" không chỉ giúp việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các làng nghề có hiệu quả mà còn giúp giải quyết được một lượng lớn lao động, tăng nguồn thu nhập, nhất là ở khu vực nông thôn. Ngoài ra còn góp phần đáp ứng các tiêu chí chuyển dịch cơ cấu lao động trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay./.

NT

No comments:

Post a Comment