Ngày xưa có từ “Mã thượng” để nói về người quân tử
trong cách xử trí với người yếu thế hơn mình. Cũng có thể là là nói về người
quân tử, không bao giờ đánh người ngã ngựa-thường đó là cú đánh quyết định sinh
mạng của người thua cuộc.
“Dậu đổ, Bìm leo”, “ Trâu ngã, lắm kẻ cầm dao”...cũng
là những câu nói về nhân tình thế thái, qua đó có thể thấy kẻ yếu thế thường sẽ bị kẻ mạnh lấn lướt khi
thất thế.
Minh chứng cho điều này, không gì sinh động hơn sự
kiện Bạc Hy Lai bị cách chức về chính
quyền và đảng trong một thời gian ngắn vừa qua. Ông ta là một ngôi sao đang lên
trên chính trường Trung Quốc, hy vọng sẽ được bầu vào thường vụ Bộ Chính Trị,
thay ông Chu Vĩnh Khang người đang nắm an ninh và công an của Trung Quốc.
Ấy vậy mà khi ông ta bị thất sủng, báo chí Trung quốc
đã dùng không tiếc lời để bội bẩn thanh danh của ông cùng vợ và con trai, cùng
các thân nhân liên quan.
Chính trị như vậy thật ra không quân tử lắm. Nhưng việc
lựa chọn nhân sự do đảng CS Trung Quốc tự tiến hành, nếu ông Bạc thật sự xấu xa
như vậy, cũng phải có một phần lỗi của đảng đã không phát hiện, hoặc đã có
người bao che cho ông trong quá khứ.
Còn việc để trở
thành tổng thống của Mỹ và một số nước Phương Tây thì phải thông qua một quá trình
sàng lọc rất là khó khăn, không một tí ti nào của gia đình và người thân từ nhỏ
tới lớn của ứng cử viên mà không bị báo chí bơi xới. Những người lọt vào vòng chung
khảo được đề cử ra tranh chức tổng thống hoặc thủ tướng coi như đã được bạch
hóa các vấn đề trong quá khứ hết rồi.
Nếu họ bị “đánh”, thì cú đánh quyết định không gay
cấn, không còn tính mĩa mai và khôi hài như vụ ông Bạc Hy Lai nữa.
“Cú đánh” của các thể chế chính trị khác khau là khác
biệt xa như vậy.
Bạn chọn cú đánh nào, nếu mình là người trong cuộc?
Còn nếu là người có quyền lựa chọn, bạn sẽ thiên về
“cú đánh” nào?
PVH
No comments:
Post a Comment