Vậy là đã bước vào tháng 4 âm lịch, tháng có ngày lễ Phật Đản. Nhân ngày
lễ này sắp tới xin được viết chút ít gì đó về tôn giáo này, tôn giáo được xem
như là đa số dân Việt chúng ta đang tín ngưỡng theo
.
Những ngày này đi ra các trục đường chính ở Huế không thiếu hình ảnh của
những lá cờ Phật giáo bay phấp phới bên cạnh lá cờ Tổ quốc và hình ảnh những
cánh sen ửng hồng trong nắng hạ. Có thể không nói quá khi nói Huế là kinh đô
của Phật giáo vì đi nơi đâu cũng thấy chùa và Phật tử.
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu Công nguyên,
điều này được thể hiện qua truyện cổ tích Chư Đồng Tử(ở Hưng Yên) học đạo của
một nhà sư Ấn Độ. Nó ăn sau bám rễ vào nước ta đôi lúc đã phát triển tới cực
thịnh và được coi như là quốc giáo như đời nhà Lý, nhà Trần. Đến đời nhà Hậu Lê
thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo bắt đầu thoái trào. Sau này
Nguyễn Huệ lên ngôi có làm 2 điều mà rất ảnh hưởng tới Phật giáo đó là chấn
hưng nền Phật giáo và chuyển đổi chữ quốc ngữ sang chữ nôm vì chúng ta
không phải là người Tàu.
Thuở còn cắp sách đến trường tới tiết đọc truyện( cấp 1) chúng ta thường
nghe những câu truyện khi những người bần cùng,đói khát,đau khổ không còn lối
thoát cần sự giúp đỡ thì bỗng nhiên hiện lên ông bụt giúp đỡ người đó ngay.
Thực ra bụt ở đây chính là Buddha( bậc giác ngộ, ông Phật), nó được phiên âm từ
tiếng Ấn sau dần ta đọc chệch thành bụt.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam gồm 2 dòng phái chính là Tiểu
Thừa( bánh xe nhỏ) và Đại Thừa (bánh xe lớn). Vào các chùa Tiểu Thừa và Đại
Thừa rất dễ nhận biết đó là khi vào chánh điện Tiểu Thừa thì thờ mỗi vị Phật Thích
Ca còn Đại Thừa thì thờ nhiều vị khác hơn.
Đại Thừa du nhập vào nước ta qua đường Trung quốc tạo nên 3 tông phái
chính đó là:
-Thiền tông chủ trương giác ngộ bằng cách
tĩnh tâm ( Việt Nam
cũng tạo nên một tông phái thiền cho mình bởi Phật hoàng Trần Nhân Tông với
phái Trúc Lâm).
-Tịnh Độ tông
chủ trương tu dựa trên tha lực của Phật A Di Đà hay các đức Phật, Bồ Tát khác.
Tức là chỉ cần tụng danh các đức Phật, Bồ tát lên. Kiểu tu này khá đơn giản
không cầu kỳ về hình thức nên được phổ biến ở Việt Nam ta.
-Tông phái thứ ba là Mật tông. Nó chủ trương dựa vào phép tụng niệm các mật chú và kết
hợp thêm nhiều thứ khác( như thiền Quán tưởng) để đạt đến trình giác ngộ, tránh
luân hồi.
Mọi người trước khi trở thành Phật tử chính thức thì thường phải làm lễ Quy Y Tam Bảo( gồm 3 thứ Phật, Pháp,
Tăng). Người sau khi Quy Y rồi sẽ sống một cuộc sống tránh ngũ sát giới( không:
giết người- sát sinh,trộm cướp, tà dâm,nói sai sự thật và uống rượu) và sẽ được
mang trên mình một cái tên do chủ trì chùa mà người đó Quy Y đặt cho gọi là Pháp Danh.
Nói về ăn chay những người theo Phật giáo thường ăn chay 2 ngày gọi là
nhị chay (ngày 15 và mùng 1 âm lịch) ngoài ra còn có tứ chay,thập chay,nhất
nguyệt chay, tam nguyệt chay hay lâu dài suốt đời là trường chay.
Vào các ngôi chùa trên đỉnh các công trình thường có các bánh xe 8 cạnh
tượng trưng cho bát chánh đạo và 12
cạnh thì gọi là thập nhị nhân duyên.
Đó là những thứ cơ bản nền tảng xây dựng nên lý thuyết Phật giáo. Hay ở những
ngôi chùa miền bắc miền trung có cánh cổng Tam quan tượng trưng cho Tam quán ( quán thân bất tịnh, quán tâm
vô thường, quán pháp vô ngã)
Nguyên vọng cơ bản của Phật và những người theo đạo Phật là được giải
thoát đau khổ của sự luân hồi. Theo quan niệm của đạo này thì chúng ta đau khổ
bởi chữ “nghiệp” và đau khổ phải luân hồi từ cõi này qua cõi khác. Chúng ta
đang sống đây là cõi người ngoài ra còn có 5 cõi khác nữa là cõi Atula, cõi Trời,
cõi Ngạ Quỷ, cõi Súc Sinh, cõi Địa Ngục. 6 cõi này gọi chung là Lục Đạo Luân hồi. Những người có phước
báo lớn có thể lên được cõi Trời và cõi
Atula khi đầu thai nhưng đến lúc nào đó hết phước báo thì vẫn bị chết và đầu
thai sang cõi xấu hơn như thường. Đạo Phật mong muốn giải thoát con người tới
một cõi khác tức cõi của Phật A Di Đà làm giáo chủ. Muốn được điều đó thì phải
có phước vô lượng sài mãi không hết. Một trong những cách thức tạo nên phước vô
lượng là phước sinh là bởi tâm tạo phước , giúp đỡ kẻ khác nhưng không mưu cầu
báo đáp (tâm không vọng tưởng).
Nhật Hoàng
No comments:
Post a Comment