Friday, 19 June 2015

CẢM XÚC LÀ BẢN NĂNG HÃY - HỌC CÁCH CHẾ NGỰ



Con người và động vật đều giống nhau ở một điểm là đều có cảm xúc như vui, buồn, ghét, thương... vì sao lại có sự so sánh như vây!? Bạn cũng dễ nhận biết được cảm xúc của động vật ví như bạn nuôi một chú chó, khi thấy bạn đi đâu về nó chạy đến bên bạn thể hiện sự vui mừng quấn quýt bên bạn và thể hiện niềm vui mừng hơn là nó nhảy chồm lên liếm mặt. Hoặc khi bạn chọc nó tức nó cũng thể hiện cảm xúc như là sủa, gầm gừ và có thể hơn nữa là nó cắn bạn. Liếm mặt, cắn phải chăng đó là sự thể hiện thái quá của cảm xúc của động vật. Người viết tin rằng những hành động trên sự sự quá đà về cảm xúc của động vật, Bạn cũng nên biết rằng theo thuyết tiến hóa con người cũng là động vật nhưng là động vật tiến hóa và trong cây tiến hóa thì con người được xếp vào vị trí cao nhất. Con người cũng hơn động vật ở chỗ là biết tư duy, biết hành động một cách chính chắn, biết nhận định đúng sai và hơn nữa là biết kiềm chế bản thân hay nói cách khác là chế ngự cảm xúc chứ không để nó thể hiện một cách bản năng như động vật.
Dẫu biết rằng trong xã hội hiện đại hay tạo ra những strees cho con người, vì vậy những lớp tập Yoga, những lớp học thiền định mở ra rất nhiều để những người bị strees hay những người không biết kiềm chế bản thân vào tập để giảm áp lực công việc hay để nhìn nhận lại bản thân của mình. Nhưng các bạn nên hiểu rằng những lớp đó chỉ giải quyết cho bạn bề nổi của vấn đề, còn chính bạn tự rèn luyện mới là điều quan trọng.
Trong 3 định luật của Newton có một lực gọi là phản lực, tức là khi bạn tác động một lực lên vật thì vật đó cũng sẽ tác động lại bạn bằng lực bạn tác động lên nó. Cho nên bạn không biết kiềm chế cảm xúc của mình thì ngoài việc bạn làm ảnh hưởng đến người khác thì chính bạn cũng bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của mình, cũng như trong đạo phật có nói gieo nhân nào thì gặp quả đó.
Trong cơ quan hay môt tập thể, khi cấp trên ra 1 quyết địng có lợi cho công việc chung nhưng lại ảnh hưởng đến lợi ích của 1 số cá nhân trong đó có bạn. Bạn bất bình với quyết định trên và bạn bắt đầu nói xấu cấp trên với những từ ngữ mà bạn không nên thể hiện như “tên khốn”, “hắn ta”, thằng não phẳng”, “điên nặng”, “mặt bự” với những đồng nghiệp cùng chung nỗi niềm. Đó là bạn mất đi sự kiểm soát cảm xúc của mình và bạn đang thể hiện phần bản năng của loài vật. Bạn nên hiểu mọi sự việc đều có nguyên nhân và lý do hãy nhìn một cách tổng quát, đừng vì tính ích kỷ của mình , đừng đánh mất sự kiểm soát bản thân mà ảnh hưởng đến công việc chung cũng như làm xấu hình ảnh của mình và cấp trên trong mắt người khác. “Ghen ăn tức ở” hay dân mạng thường gọi là chủ nghĩa GATO xuất hiện ngày một nhanh và nó đã trở thành một bệnh truyền nhiễm từ khi có internet và mạng xã hội. Kiểm soát cảm xúc cũng có nghĩa là tự kiểm soát hành vi để không tự hạ thấp mình khi cùng "buôn dưa lê" và cười cợt trên nổi đau khổ "thầm kín" của đồng nghiệp khi người này vừa mới post lên internet niềm hạnh phúc nhỏ nhoi đã "bị dân mạng soi".
          Hơn cả việc chế ngự và kiểm soát cảm xúc của bản thân, việc "tự vấn lương tâm" mới là điều tuyệt đỉnh nhất và có vai trò dẫn dắt cho những hành động kia. Ví như bạn coi cấp trên là "lũ tồi", "tụi không ra gì nhưng làm phách", "nhóm bất minh"...nhưng bạn có bao giời tự hỏi: vì sao mình giỏi và tài năng như vậy mà không được cất nhắc trong công việc? Hay bạn luôn cho rằng: dẫu sao tổ chức này toàn những người dỏm, không phù hợp với ta…!Việc tự vấn lương tâm là điều quan trọng vì khi đó bạn nhận định được đúng sai của vấn đề để tự sửa chữa mình. Bạn cũng nên biết rằng người xưa có câu “thiên ngoại hữu thiên” vì vậy đừng nên nghĩ mình là số 01 và ai cũng thấp kém hơn mình. Quay lại việc so sánh giữa người và động vật, dẫu biết rằng mọi sự so sánh đều khập khiển. Nhưng con người cũng tiến hóa từ động vật mà thành nên chúng ta sống làm sao cho phần “người” nhiều hơn phần “con” thoát khỏi bản năng của động vật hay nói sâu hơn là biết cách chế ngự cảm xúc và hành vi.

          Trong nhà phật có nói nếu gạt bỏ được “hỉ, nộ, ái, ố”  thì bạn có thể gạt bỏ được “tham, sân, si” và đi đến “chân thiện mỹ”. Nếu bạn không kiểm soát được cảm xúc hay nói cách khác là bạn không tự vấn bản thân và chỉnh sửa bản thân và tư duy theo kiểu “sếp tồi” “đồng nghiệp thấp kém” và “Ta là số 01” thì chắc chắn bạn sẽ bị đào thải ra khỏi tập thể và trong cơ quan bạn sẽ bị buộc thôi việc một cách chắc chắn trong tương lai gần. Và cũng với kiểu tư duy như vậy bạn cũng chẳng cần phải kiểm soát hay chế ngự cảm xúc gì và bạn là người đang sống theo bản năng- khoa học cũng không có cách chữa.
DN 

No comments:

Post a Comment