Nội dung và hình thức có
mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ.
Nội dung qui định ra cái
hình thức và ngược lại hình thức phản ảnh được nội dung mà nó đang mang. Đại
khái mối quan hệ được diễn giải nôm na như vậy, tuy không bao giờ có việc hình thức phản ánh đúng
100% nội dung, vì vậy luôn có ngoại lệ. Ngoại lệ thì phải chiếm tỉ lệ thấp, nếu
ngoại lệ mà chiếm tỉ lệ cao thì không còn là ngoại lệ nữa, khi đó nó biến thành
phổ quát, đặc trưng.
Việc Trung quốc chiếm
Hoàng Sa, đảo Gạc Ma, bắt ngư dân, giết ngư thủ Việt, phá hoại tàu thuyền, cướp
đoạt tài sản ngư dân, cắt cáp thăm dò,
đưa dàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế VN, thì có phải hành động đó phản ảnh
nội dung, bản chất của nhà nước TQ đó là: “bành trướng”, “xâm lược” và “xảo
quyệt”, chứ nó không là hiện tượng ngẫu nhiên, ngoại lệ vì vậy không thể gọi họ là láng giềng tốt,
đồng chí tốt được.
“Cán bộ” là công bộc, là
đầy tớ của nhân dân, mà lại sống vương giả hơn người chủ là “nhân dân”. Gần đây
báo chí đưa tin tại TTH trong khi nhân dân lao động phải làm bù ngày thứ 7
(6/9/2014) mà “cán bộ đầu tỉnh” lại đi thi đánh “gôn” và đoạt giải, thì chắc
hẵn người ta đặt nghi vấn là ông này có thể chuyên tâm luyện tập “gôn” hơn dành
thời gian cho công việc, vì hình thức phản ảnh cái nội dung, bản chất đặc trưng
như giải thích ở trên. Nhưng cũng có thể là oan sai, ví dụ như ông này có năng
khiếu thể thao và ông đã báo cáo tổ chức xin đi làm bù vào ngày khác, đi thi
đấu cũng là cơ hội tiếp xúc làm việc kêu gọi đầu tư cho tỉnh nhà…
Tại sao xã hội chúng ta
nhiều đơn khiếu kiện?
Tại sao tội phạm trọng
tội lại gia tăng?
Tại sao không đẩy lùi
được tham nhũng?
Tại sao lãng phí vẫn còn
phổ biến khắp cả nước?...
….
Bao nhiêu câu hỏi, bấy
nhiêu nổi nhức nhối…có phải chúng được
phát xuất từ một nguồn gốc NÔI DUNG, cái mà nó phản ảnh đó mà ra?
PVH
No comments:
Post a Comment