Nếu
nghiên cứu tất cả các cuộc cách mạng từ cổ chí kim khắp thế gian này thì những
mục tiêu của mỗi cuộc cách mạng là rất cụ thể và thường gắn với lợi ích thiết
thực của đại bộ phận quần chúng nhân dân. Cách mạng thành công, nếu chính quyền
mới không giữ lời với nhân dân, không sớm
thì muộn, nhân dân sẽ làm một cuộc cách mạng khác để đòi quyền lợi cho mình.
Đông Âu sụp đổ là bài học nhãn tiền cho những ai quay lưng lại với quyền lợi của
nhân dân.
Ở nước
ta, cuộc cách mạng phản đế phản phong của mấy mươi năm trước được nhân dân nhiệt
tình đi theo là bởi cái chính nghĩa được trao cao trên ngọn cờ cách mạng: “Độc
lập, tự do và dân cày có ruộng”. Tuy nhiên, với dân nghèo thì tiêu chí “dân cày
có ruộng” mới sát sườn, cận kề hơn cả. Không thể chỉ trích người dân vì lợi ích
cá nhân mà đi làm cách mạng, theo cách mạng. Không phải có nhà lý luận từng
nói: Lợi ích cá nhân là động lực để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội đó hay sao?
Ai cũng biết: có cá nhân, thì mới có cộng đồng và xã hội. Ngược lại xã hội cũng phải tạo điều kiện và đặt ra ranh giới về lợi ích cá nhân. Đó chính là công việc của pháp luật. Xã hội muốn phát triển, pháp luật phải công bằng, bao quát, khả thi, thiết thực, tôn trọng quyền công dân, lợi ích cá nhân…
Ai cũng biết: có cá nhân, thì mới có cộng đồng và xã hội. Ngược lại xã hội cũng phải tạo điều kiện và đặt ra ranh giới về lợi ích cá nhân. Đó chính là công việc của pháp luật. Xã hội muốn phát triển, pháp luật phải công bằng, bao quát, khả thi, thiết thực, tôn trọng quyền công dân, lợi ích cá nhân…
Pháp
luật công bằng sẽ giúp giải quyết phần nào vấn nạn về người nghèo. Có người nói
rằng: “người nghèo hiển nhiên phải tồn tại, vì không có người nghèo thì làm sao
có người giàu”. Đó là cách nói ngụy biện, chơi chữ. Nếu vậy tại sao không nói
ngược lại, “Tại vì có quá nhiều người giàu không chính đáng nên mới có nhiều
người nghèo như hiện nay?”.
Cuộc
tranh luận về người nghèo sẽ không bao giờ kết thúc được, vì những người bảo vệ
người nghèo đang thuộc dạng yếu thế, và lẽ phải thì bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh.
Chắc ai đó còn nhớ ông cha ta đã nói: Mạnh nhờ gạo, bạo nhờ…
Nhưng
còn câu hỏi: còn người nghèo rồi sẽ ra sao thì không mấy ai giải đáp và tiên
đoán được!
PVH
No comments:
Post a Comment