Tôi rất tâm đắc với chủ trương của
nhà nước ta về văn hóa nước nhà là: xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân
tộc. Còn thế nào là văn hóa đậm đà bản
sắc dân tộc Việt thì còn phải bàn nhiều. Tuy nhiên, chỉ cần đọc pho tục ngữ ca
dao mà ông cha ta để lại, ta sẽ cảm nhận được cái bản sắc văn hóa và vốn sống
tinh tế từ ngàn đời trước đã để lại cho chúng ta.
Tuổi trẻ, thậm chí người đứng tuổi và
người già hiện nay có một bộ phận có lối sống với phong cách văn hóa “thể hiện”,
lấy cái “tôi” làm trung tâm, trước hết và trên hết.
Phải đi xe thật xịn, mua điện thoại
thật đắt tiền, áo quần thật mốt, bằng cấp thật “kêu”.
Hình như trong luồng văn hóa đó,
chúng ta thiếu sự kiên nhẫn, cố gắng và sự nhường nhịn. Trồng cây hè phố thì
không trồng cây con và bứng một cây to chỉ còn lưa thưa vài cành trên ngọn. Học
hành thì không chú trọng vào tích lũy kiến thức, chỉ cần học cho nhanh và tìm cách
lấy được tấm bằng thật “oách”, không cần biết có sử dụng được hay không. Hạt
nhân gia đình bị lung lay, vợ chồng, cha con, ông cháu mâu thuẩn nhau dữ dội
bởi phân chia tài sản thừa kế, láng giềng không quan tâm tới nhau, không biết
nhau hoặc cố tình coi như không biết vì lấy cớ bận rộn. Cộng đồng dân cư đô thị
vì vậy tổ chức rất lỏng lẻo, sống theo kiểu đèn nhà ai nấy rạng. Với thực trạng
đó thì làm sao xây dựng nền văn hóa đậm bản sắc Việt Nam được?
Giữ gìn, khôi phục văn hóa Việt Nam là
một công việc không hề dễ trong tình hình hiện nay.
PVH
No comments:
Post a Comment