Thursday 27 March 2014

Học gì ở văn hóa Nhật bản?



Nhật Bản được biết đến là một đất nước phát triển chỉ sau Mỹ, tuy nhiên không chỉ về mặt kinh tế mà văn hóa. Văn hóa của Nhật cũng được nhiều người mến mộ bởi sự hài hòa, giao thoa giữa con người và thiên nhiên hơn thế nữa là giữa con người với con người. Ở Nhật, thì cấp bậc rất quan trọng ngay cả trong gia đình hay xã hội. Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên... Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:
          Cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
          Thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
          Thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông. Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào.
Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay. Biểu hiện đầu tiên gặp mặt chính là hình ảnh ấn tượng về một con người nên cách chào thể hiện sự tôn trọng, lễ phép. Sự kính trọng với người đối diện không chỉ biểu hiện qua hình thức chào bên ngoài mà còn nuôi dưỡng từ bên trong và ngay từ khi còn nhỏ. Bạn có biết? Ở cấp giáo dục tiểu học của Nhật Bản (từ lớp 1 đến hết lớp 6) có một môn học gọi là Quy tắc ứng xử với mọi người. Môn học này dạy trẻ con các kỹ năng như xin chào, cám ơn một cách chuẩn nhất, cách cư xử, nói năng với người trên, người dưới, cách xử lý trong những tình huống thường gặp trong đời sống hằng ngày một cách lịch sự nhất.Nhật Bản là quốc gia gia duy nhất có tồn tại môn học như vậy. Liệu môn học đó mang lại cho con người đất nước Nhật Bản điều gì ? Tại sao họ lại duy trì môn học đó cho tới ngày hôm nay. Và nước ta có nên có môn học này hay không ?
P.K

No comments:

Post a Comment