Tôi thấy gần đây nhiều người lên tiếng chỉ
trích bài phát biểu của bộ trưởng Quốc phòng VN tại Singapore, và sự chỉ trích
tập trung vào nội dung phát biểu của ông đại ý là rất nhún nhường với Trung
quốc.
Nếu tôi nhớ không nhầm thì hồi học ở
phổ thông, thầy giáo dạy sử cho biết Hồ Chủ tịch cũng bị xem là bán nước khi ký
tạm ước với Pháp ngày 14 tháng 9 năm 1946, theo đó Tạm ước Việt - Pháp về mặt
quân sự giữ nguyên tình trạng chiếm đóng của các phe tham chiến. Tuy nhiên có
điều đáng kể là người Pháp tái lập ưu
thế kinh tế của họ ở Đông Pháp
qua hai điểm:
a) Các công ty của Pháp được quyền hoạt động trở lại ở
Đông Dương sẽ "không phải chịu một chế độ khe khắt hơn chế độ dành cho tài
sản và xí nghiệp của người Việt Nam "
(Khoản 2 trong tạm ước),
b) Thuế quan,
nguồn lợi tức đáng kể nhất trong ngân sách Liên bang Đông Dương, sẽ do người
Pháp tiếp tục đảm nhiệm
Người
dân Việt lúc đó có lý khi lập luận: tuyên ngôn ngày 2/9/1945 đã tuyên bố Việt Nam hoàn toàn
độc lập, tại sao HCT lại qua Pháp ký một thỏa ước chịu lệ thuộc đến như vậy?.
Lịch sử
đã trả lời rất rõ: Chính phủ Việt Nam khi đó còn
yếu như trứng nằm trên đá, chúng ta cần thời gian để chuẩn bị tài lực cho mạnh
lên, đặc biệt là huấn luyện và trang bị vũ khí cho các lực lượng quân sự để tính
tới chiến tranh lâu dài với Pháp.
Quay về
trường hợp đã nói ở đầu bài, ông bộ trưởng quốc phòng tuy chức vụ rất to, nhưng
chỉ đứng đầu một bộ, là một thành viên của chính phủ. Sức ảnh hưởng lan tỏa từ
phát biểu của ông không thể bằng người đứng đầu chính phủ là thủ tướng.
Như
chúng ta đã thấy, ông thủ tướng đã có những phát biểu rất mạnh mẽ, mạnh mẽ nhất
trong các phát biểu của các nguyên thủ
hiện tại ở Việt Nam .
Chúng ta, những người dân Việt có thể tin đó là là phát biểu chính danh của cả
danh tộc Việt Nam .
Như khi
ký tạm ước 1946, ngày nay lực lượng của chúng ta còn yếu, chúng ta cần thêm
thời gian để chuẩn bị. Theo tinh thần đó, cũng nên thông cảm với phát biểu của
ngài bộ trưởng Quốc phòng VN.
PVH
No comments:
Post a Comment