Thursday 21 March 2013

TRƯỜNG HỢP THƯƠNG TÂM Ở PHƯỜNG PHÚ HIỆP


 H1.Hình ảnh anh Quỳnh đang chăm sóc em bị ốm
H2. Hình ảnh chị Dung đang chăm sóc con bị ốm
Em Nguyễn Thị Như Quỳnh, học sinh lớp 11 Trường THPT Gia Hội – Huế, ngoài thời gian đi học ở trường em còn tranh thủ thời gian rãnh rỗi trong ngày kể cả buổi tối để đi bán vé số kiếm tiền mua sách, vở, bút…phục vụ cho việc học của bản thân và các em. Bố mẹ em sinh được 6 người con, hiện có 4 người con đều đang đi học, chỉ có 2 người con nhỏ ở nhà với bố và Quỳnh là con thứ 2 gia đình, hiện tại cả gia đình em đang sống nhờ nhà của ông bà ngoại ở KĐC Phú Hiệp thuộc Phường Phú Hiệp – Thành Phố Huế. Anh Lực bố em do bị bệnh không làm việc nặng được nên làm thợ cắt tóc tại nhà và chăm con nhỏ, nguồn thu nhập chính của gia đình là nhờ vào những tờ vé số mà 4 mẹ con Quỳnh thay nhau bán được hàng ngày, nhưng bây nhờ chỉ có 3 người vì người con đầu năm nay đang học lớp 12 nên bố mẹ cho em ở nhà để có nhiều thời gian học bài để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Vì thế mà gánh nặng kinh tế càng đè nặng lên vai ba mẹ con em đặc biệt là Quỳnh, ngoài một buổi đi bán vé số Quỳnh còn tranh thủ thời gian buổi tối để đi bán vé số ở các quán nhậu nhằm kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Mặc dù gia đình rất nghèo, phải sống kiếp “ ăn nhờ ở đậu”, nhưng tất cả anh chị em Quỳnh đều rất ngoan hiền, chăm chỉ và học giỏi. Anh Lực kết hôn với chị Dung mẹ của Quỳnh năm 1994, khi đó vì cuộc của cả 2 gia đình đều rất khó khăn nên anh chị phải đi thuê phòng trọ để ở và từ đó đến nay tất cả 6 người con của anh chị đều ra đời trong hoàn cảnh rất khó khăn. Trước đây khi còn khỏe thì anh Lực làm nghề bốc vác, phụ thờ nề, còn chị đi bán vé số nên cũng tạm đủ để trang trãi các chi phí trong gia đình, nhưng khi các con ngày càng lớn, nguồn thu nhập không đủ để trang trãi các chi phí thì anh chị lại dắt díu con đi đến thuê phòng trọ khác có giá thành rẻ hơn, đối với anh chị thì cứ 2 – 3 tháng chuyển chỗ ở một lần là chuyện rất bình thường. Vì trước đây do làm việc quá sức nên sức khỏe của anh Lực hiện nay ngày càng giảm, mỗi lần trở trời là chân tay đau nhức không đi lại được. Mặc dù cuộc sống khó khăn là vậy nhưng anh chị vẫn luôn quan niệm phải cố gắng làm việc để nuôi con cái ăn học đến nơi đến chốn để sau này đỡ phải vất vã như bố mẹ của chúng, nhưng mọi việc không phải đơn giản như anh chị nghĩ, khi các con anh chị lần lượt đến trường, cũng là lúc cuộc sống gia đình anh chị lại càng thiếu thốn, nguồn thu nhập từ 2 vợ chồng không đủ để lo cho gia đình. Vì thế anh chị đành để con theo mẹ bán vé số kiếm tiền để lo cho việc học hành của bản thân, hiểu được sự vất vã của bố mẹ cũng như bản thân các em luôn suy nghĩ phải cố gắng học để sau này có điều kiện để giúp đỡ bố mẹ và lo cho các em ăn học nên những đứa con của anh chị đều vứt bỏ sự mặc cảm, xấu hổ ngoan ngoãn theo mẹ mưa sinh, đứa học buổi sáng thì đi bán buổi chiều, đứa học buổi chiều thì đi bán buổi sáng. Mặc dù cả ba mẹ con lầm lũi cả ngày kể cả buổi tối để đi bán vé số nhưng số tiền kiếm được cũng chỉ đủ lo ăn uống hàng ngày của 8 miệng ăn, còn tiền đóng học phí của các em phải vay mượn ở các đại lý vé số rồi trả góp hàng ngày. Đối với mấy mẹ con Quỳnh thì thời gian ở ngoài đường và ở trường nhiều hơn thời gian ở nhà nên để gặp được mấy mẹ con là một điều hết sức khó khăn, nhưng thật may là hôm chúng tôi về thăm thì Quỳnh phải ở nhà để chăm sóc cho người em thứ 4 đang bị ốm và mẹ em cũng về sớm hơn mọi ngày để lo cho con, mặc dù con bị ốm nhưng vì không có tiền nên chỉ mua thuốc cho con uống chứ không đưa con đi khám bác sĩ. Ngồi trò chuyện với Quỳnh một lúc chúng tôi được biết, Quỳnh mong muốn được thi vào trường sư phạm, vì trường sư phạm không phải đóng học phí nên sẽ giảm gánh nặng cho bố mẹ và các em trong gia đình. Tuy cuộc sống của gia đình còn muôn vàng khó khăn, nhưng tất cả anh em Quỳnh đều rất vui vẽ, lạc quan, đều cố gắng vượt qua khó khăn để đạt được ước mơ của mình.
XQ

No comments:

Post a Comment