Trong cuộc sống,
ai ai cũng có một công việc để làm, để sống, để mưu sinh. Mỗi người đều có những
công việc riêng, ở những lĩnh vực khác nhau nhưng mục đích cuối cùng cũng chỉ
để “mưu sinh”, để tồn tại với cuộc đời này. Tuy nhiên, những người nào may mắn
hơn thì được làm việc trong những môi trường tốt hơn. Còn đối với những phận
người nghèo khó thì phải lặn lội với cuộc sống mưu sinh, cũng chỉ đủ để lo
miếng cơm manh áo hàng ngày. Và cao hơn nữa thì họ cũng chỉ giám ước mong con
cái được học hành tử tế để sau này không phải khổ như bố mẹ chúng. Với họ,
những công việc nhọc nhằn mà họ đang làm không biết đã đeo bám họ suốt bao
nhiêu năm qua...
Có lẽ rằng trong
cuộc sống của chúng ta đang tồn tại rất nhiều những mảnh đời cơ cực. Bởi hình ảnh
những người lao động vất vả với gánh nặng mưu sinh trong cuộc sống thường ngày
chúng ta có thể gặp bất cứ ở nơi đâu, khắp các nẻo đường, góc phố hay hòa chung
vào dòng người đông đúc.
Có đi nhiều mới
biết nhiều! Quả đúng là như vậy. Trước đây, tôi chỉ biết ăn rồi học, rồi chơi
đùa cùng bạn bè mà chưa bao giờ thực sự quan tâm đến đời sống của những người
xung quanh như thế nào. Nhưng từ khi tôi đi làm, được tiếp xúc nhiều hơn với
các bà con nghèo tôi mới thấm hiểu hết hai từ “mưu sinh” của những bà con nghèo.
Đối với họ, hai từ “mưu sinh” là cả một gánh nặng đối với cuộc đời họ. Bởi họ
quanh năm suốt tháng làm quần quật không quản ngại khó khăn mà cũng không đủ tiền để nuôi các con ăn
học.
Các hộ vay vốn do
tôi quản lý hầu hết là các phụ nữ nghèo, buôn thúng bán bưng. Những lần đi thu
hồi hay giải ngân đều được nghe các cô, các dì tâm sự về cuộc sống mưu sinh vất
vả tôi lại thấy thương cảm và khâm phục họ vô cùng. Và tôi đặc biệt ấn tượng
với dì Bích. Dì có hoàn cảnh cũng rất khó khăn, thuộc diện hộ nghèo trong
phường. Chồng làm thợ nề, còn dì thì làm đủ thứ; nào là buôn bán, nuôi lợn,
giúp việc nhà...Bất kể ai nhờ làm gì thì Dì cũng sẽ làm miễn sao có đủ tiền để
nuôi ba con ăn học. Biết được sự vất vả của bố mẹ các con của Dì đều rất chăm
ngoan và học giỏi. Các em đều là học sinh giỏi, khá của trường. Mặc dù hai vợ
chồng đều có gắng làm lụng vất vả nhưng ngôi nhà vẫn còn tuềnh toàng. Cả gia
đình 5 thành viên nhưng sống trong một căn nhà chật hẹp. Hôm vừa rồi giải ngân Dì
đến muộn hơn so với mọi người. Với những giọt mồ hôi còn nhễ nhại trên khuôn
mặt ửng đỏ của Dì, Dì bảo: Hôm nay có mấy người gọi chở rau nên Dì cố gắng làm
nên đến hơi trễ. Bây giờ sau khi nhận tiền xong Dì còn đi phụ giúp nấu tiệc
cưới nữa. Dì bảo: Dì làm bất cứ thứ gì miễn sao có tiền lo cho các con ăn học.
Trên đây chỉ là
một trong số những trường hợp điển hình cho sự vất vả mưu sinh của các bà con
nghèo. Có lẽ rằng trong xã hội này còn rất nhiều người phải vất vả với “gánh
nặng mưu sinh” nhưng rồi cơm vẫn không đủ no, áo cũng không đủ ấm. Trong lúc đó
có những người lại sống an nhàn, sung sướng và tiêu tiền phung phí. Liệu cuộc
sống này có công bằng hay không???
Phan Thị Mến
No comments:
Post a Comment