Một lượng cá chết khổng
lồ trôi dạt vào ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ nước ta trong mấy ngày qua đã
gây những ảnh hưởng không hề nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của các hộ dân ven
biển từ các tỉnh Hà Tĩnh – Thừa Thiên Huế đặc biệt nói riêng và đại bộ phận
khách hàng người tiêu dùng nói chung cũng tỏ ra vô cùng hoang mang với hiện
tượng kỳ lạ này.
Trước vấn đề cấp bách
này, Đoàn công tác của bộ Tài Nguyên và môi trường đã nhanh chóng bắt tay vào
việc thăm và khảo sát để tìm ra nguyên nhân của sự việc hy hữu này. Trong khi
kết quả điều tra còn chưa được làm sáng tỏ thì đời sống của bà con ven biển các
tỉnh miền Trung nói chung và ven biển Thừa Thiên Huế nói riêng chịu những ảnh
hưởng nghiêm trọng và nặng nề chưa từng có gây cản trở đến hoạt động kinh doanh
buôn bán của các hộ dân ven biển. Ngư dân thì cất thuyền không ra khơi. Các cơ
sở, nhà hàng hải sản cũng như các tiểu thương của chợ đang đứng trước nỗi lo
vắng khách dài dài. Điều này kéo theo hoạt động vui chơi giải trí trên biển
trong thời gian này cũng bị hạn chế rất nhiều. Với tâm lý sợ bị nhiễm độc, nên
việc người dân không dám ăn cá biển cũng là điều dễ hiểu nhưng việc không dám đi
tắm biển qua đó cho chúng ta thấy bản chất sự việc đã quá nghiêm trọng và có
tác động mạnh mẽ như thế nào đến tâm lý lo lắng bất an chưa từng có từ trước
đến nay. Từ những thông tin nguồn thịt nhiễm bẩn, phù phép từ thịt ôi thành thịt
tươi, tôm sú thì bơm thạch để tăng trọng, rau thì bị phun thuốc, nhiễm khuẩn đến nay việc cá chết hàng loạt không rõ nguyên nhân càng làm cho người tiêu
dùng ngày càng trở nên hoang mang và bất an đến cực độ. An toàn thực phẩm ở
nước ta từ lâu luôn là vấn đề cấp bách và gây bức xúc trong cộng đồng. Mặc dầu
các cơ sở ban ngành luôn cố gắng nỗ lực trong việc kiểm tra giám sát chất lượng
hàng hóa, thực phẩm. Tuy nhiên việc ngăn chặn vẫn còn đang bị lơi lỏng, thiếu
răn đe dẫn đến hành vi lách luật, đi cửa sau và tình trạng tái phạm vẫn cứ tiếp
diễn gây biết bao nhiêu nguy cơ, hiểm họa đe dọa đến sức khỏe của cộng đồng. Vì
hám lợi, làm giàu nhanh nhất có thể mà người ta sẵn sàng bán rẻ lương tâm đạo
đức, coi thường sức khỏe và tính mạng của con người, những kẻ này cần phải được
trừng trị một cách đích đáng trước pháp luật. Bản thân từ góc độ của người tiêu
dùng, là nạn nhân của hành vi chế biến không an toàn chúng ta hãy tích cực đấu
tranh lên án, mạnh dạn tố cáo những sai phạm bằng những hình thức khác nhau để
nhằm ngăn chặn tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang theo chiều hướng báo
động và trên hết là bảo vệ sức khỏe cho cho chính mình và cho cộng đồng xã hội.
Huỳnh Thị Ngọc Thủy
Cử nhân Anh Văn
No comments:
Post a Comment