Việt Nam vẫn có tỉ lệ nông dân cao trong tổng thể lực lượng
lao động. Đến năm 2020, khi chúng ta đạt mục tiêu công nghiệp hóa giai đoạn đầu
tiên, tỉ lệ nông dân và người sống ở vùng nông thôn chắc chắn sẽ cao hơn so với
những nước phát triển khác trong vùng Đông Nam Á.
"Chỉ thị 100", "khoán 10"; "khoán
hộ"; "đổi mới"... đã mở đường cho người nông dân làm chủ thửa đất
của mình để qua đó làm ra nhiều của cải hơn cho xã hội, cũng là cho bản thân.
Điểm sáng của "đổi mới" chính là đặt lợi ích thiết thực của nông dân,
hài hòa với lợi ích của tập thể, nhà nước.
Với sản lượng lúa gạo đạt cao kỷ lục trong những năm gần
đây, có thể nói tiềm lực tận dụng thế lợi từ cây lúa đã được khai thác tối đa tới
giới hạn. Vì vậy, nhà nước cần có một chính sách hoàn toàn mới, có thể gọi là
"Đổi mới phase 2" hay
"Giai đoạn đổi mới tăng tốc" để vượt qua khoảng cách tụt hậu về nông
nghiệp với các nước tiên tiến và bắt kịp trào lưu thời đại của khoa học kỹ thuật
áp dụng cho nông nghiệp.
- Cách mạng về giống cây trồng và vật nuôi,
-
Cách mạng về hợp tác hóa, chuyên canh cánh đồng thửa lớn;
- Cách mạng về hệ thống lưu thông phân phối nông nghiệp;
- Cách mạng về hệ thống tín dụng để thúc đẩy đầu tư cho
nông nghiệp;
- Cách mạng về chính sách "nông nghiệp - nông dân -
nông thôn";
- Nâng cao hiệu quả việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp;
- Ưu tiên nhiều hơn cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp...
Viết đến đây, xin nghiêng mình khâm phục những người đã cả
cuộc đời cống hiến cho nông nghiệp, trên mảnh đất chân lấm tay bùn để phát triển
cây lúa, nâng cao năng suất lúa, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội... được phản
ánh qua 2 bộ phim chiếu trên truyền hình được khán giả hoan nghênh đó là : " Bí thư tỉnh ủy" & " Gia phả của đất"...
Phan
Văn Hải
Tổng
Giám Đốc TTKKTL từ năm 2006;
Luật
gia (Chi Hội Đoàn Luật sư TTH);
Thạc sĩ
Kinh Tế (Đại học Kinh tế Huế)
No comments:
Post a Comment