Thành tích là kết quả đạt được với sự cố gắng nỗ lực trên nhiều phương diện, tuy nhiên trào lưu bây giờ, nó là căn bệnh trầm kha mà nguyên căn do ai cũng chạy đua theo "thành tích", bệnh thành tích trong cơ quan, trong sản xuất và đặc biệt trong giáo dục, tôi nhớ ngày xưa, để đạt học sinh giỏi là khó lắm chứ không phải như bây giờ, bây giờ một lớp có 50 em học sinh thì phải đến hơn 40 em phải đạt học sinh giỏi, còn lại là học sinh khá, nhưng liệu chất lượng thì thế nào?
Tôi có chị bạn làm cùng cơ quan, con chị đó năm nay không được học sinh giỏi bởi vì không đi học thêm tiếng Anh của cô giáo bộ môn Anh Văn, cái này tôi hiểu quá rõ, mỗi lần đến kỳ thi, các em đi học thêm sẽ được cô cho làm bài kiểm tra và chất lượng bài kiểm tra đó chắc chắn tương đương với bài thi vào ngày mai, thậm chí giống hoàn toàn đến 99%, cả cô và trò vô tình bị cuốn vào cơn lốc "bệnh thành tích", sở gởi công văn về trường, trường truyền xuống các cô giáo chủ nhiệm và cô giáo bộ môn, vậy cứ chạy theo thành tích, giáo dục mà chỉ tập trung số lượng chứ chất lượng thì bỏ qua, tôi băn khoăn liệu chất lượng giáo dục sẽ như thế nào?
Trong cơ quan cũng vậy, toàn báo cáo thành tích, nhận xét tốt, sai chỉ rút kinh nghiệm không hề thấy sửa sai bao giờ, cuối cùng vẫn được đánh giá tốt loại A, tăng lương và xét thưởng ầm ầm, như vậy sẽ xuất hiện tình trạng cửa quyền, mọi người đều im lặng với kết quả ảo bởi vì "hở môi thì răng sẽ lạnh", còn đâu những lời phê bình trung thực? Còn đâu những người biết đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân? Cứ chẳng bao giờ nhìn thẳng vào chính bản thân, chính năng lực của mình để sửa sai, để tự hoàn thiện bản thân mình.
Mỗi người chúng ta hãy nói không với "bệnh thành tích" để có một nền giáo dục hay một môi trường làm việc hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn!
Đinh Thị Thúy Hằng
Cử nhân Anh Văn
No comments:
Post a Comment