Xin để động từ "đi" trong
ngoặc với ngầm ý người đọc sẽ hiểu cả hai nghĩa "đen" và "bóng".
Người có "Tư duy vượt thời đại" cũng có thể gọi nôm na là "người
đi trước" vậy.
Đã "đi" thì phải "đến",
có đi thì mới thành đường để người sau theo đó lần bước. Cổ nhân có câu "Ngày xưa làm gì
có đường, có lộ, chẳng qua người ta cứ đi mãi rồi thành đường thành lộ mà thôi!".
Có những người "đi" trước
thiên hạ quá xa, nên phải chịu nhiều rủi ro, đàm tiếu, có khi ảnh hưởng tới cả
sinh mệnh của mình. Nhà thiên văn Bruno chẳng phải đã bị tòa án giáo hội thiêu
sống do đã khẳng định "Quả đất tròn và quay quanh mặt trời đó sao?".
Ông Galile thì có may mắn hơn một chút, vì bị mù lòa và chỉ dám nói thầm thì
câu "Dù sao quả đất vẫn quay" mà bồi thẩm giáo hội không nghe thấy.
Nếu không thì ông cũng theo chân ngài Bruno rồi.
"Người đi trước" được vinh
danh rõ ràng nhất chắc có lẽ là những "thiên sứ" trong kinh Cựu Ước của
giáo hội Kito giáo. Nhưng tên tuổi của các "thiên sứ" này không cụ thể,
nên nhiều người không chắc họ có thực hay không nữa..
Ở Việt Nam thì có ông Kim Ngọc, cha đẻ
của khoán 10 hay "người đi trước" cả mấy chục năm của đổi mới sau này.
Kết cục của câu chuyện về cuộc đời ông này đã rõ ràng. Nhưng "người đi trước"
này chắc hẳn không mấy hạnh phúc và thanh thản trong giờ phút lâm chung. Ông Kim Ngọc được cả
nước biết đến là cha đẻ của "khoán hộ" sau này được công nhận và đưa
vào áp dụng rộng rãi, đưa Việt Nam từ một nước thiếu trầm trọng lương thực
thành một cường quốc xuất khẩu và có vị thế vững chắc trên bản đồ nông nghiệp
thế giới. Thế nhưng có một người từng sát cánh cùng Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc, ủng
hộ chủ trương khoán hộ của ông thì ít ai còn nhớ và biết đến. Ông là Lê Xuân Thiết, hiện bán vé số tại phía
quầy vé số khiêm tốn nằm bên con đường dẫn vào chợ Thông - Hương Long, thành phố
Huế.
Huế mình cũng có rất nhiều "người đi trước"
như vậy!.
Họ đều có chung một điểm " tầm
nhìn đi trước" và "số phận
long đong".
Thế nhưng cuộc sống rất cần nhiều, rất
nhiều "người đi trước" như vậy, vì sự tiến bộ của xã hội và suy cho
cùng cũng là vì lợi ích của tuyệt đại đa số người dân.
Phan Văn Hải
Tổng
Giám Đốc TTKKTL từ năm 2006;
Luật
gia (Chi Hội Đoàn Luật sư TTH);
Thạc sĩ Kinh Tế (Đại học Kinh tế Huế)
No comments:
Post a Comment