Mở đầu tháng 4 Huế chào hạ với hội chợ sách và những đêm nhạc tưởng nhớ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở một vài địa điểm phòng trà của Huế.
Hội chợ sách là những cuốn sách cũ hay tựa sách đã lỗi thời được giảm giá mạnh. Người ta đến với hội chợ sách vẫn đông và đa phần là những sinh viên, học sinh. Thế mới biết trong thời đại công nghệ này không hẵn văn hóa nghe nhìn đã thắng thế tuyệt đối so với văn hóa đọc, thứ văn hóa tạo nên trí tuệ nhạy bén và tâm hồn con người sâu sắc.
Như thường lệ mọi năm ngày đầu tiên của tháng 4 người ta lại tổ chức đêm nhạc với những cac khúc của Trịnh Công Sơn để tưởng nhớ ngày mất của ông. Và thật trùng hợp ngày này cũng là ngày cá tháng tư, ngày quốc tế nói láo, ngày mà người ta nói dối bông đùa nhau cho đời thêm “mập mờ”. Trịnh Công Sơn sinh ra ở Dak lak và lớn lên trưởng thành ở Huế nên có thể nói tính cách và tâm hồn của ông được xây dựng từ Huế nên tâm hồn ông mang một màu Huế “rặc”. Xứ Huế đượm buồn man mát như là một luồn gió thổi vào tâm khảm những người sống nơi đây nên dễ sinh ra ý tứ thơ văn, ca từ. Có lẽ chính vị vậy nơi đây có khá nhiều nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn. Và cũng chính vì thế Trịnh Công Sơn cho ra đời đa phần là những nhạc trữ tình đượm buồn, nhiều khi u uất đến những ca từ thật sự trừu tượng khó hiểu.
Tháng 4 này Huế cũng tất bật lo trang hoàng đường phố và dọn dẹp lòng đường cho “ngăn nắp” để Huế bước vào mùa lễ hội, mùa Festival lần thứ 9 tại Huế. Đến hẹn lại lên cứ 2 năm một lần vào năm chẵn Huế lại làm Festival một lần. Ngân sách thu lại từ việc tổ chức sự kiện thì không nhiều nhưng nó lại có tác động xã hội ghê gớm. Những con người tưởng chừng như bần cùng tới nơi có việc làm. Ai ai cũng có thu nhập khi du khách kéo đến Huế. Người đạp xích lô thồ hàng nay chuyển qua xích lô du lịch, đạp suốt nhưng sạch sẽ và thu nhập hơn. Người bán hàng rong cũng bán nước được nhiều hơn khi khách du lịch lên cơn khát trong cái nóng oi bức của đất Kinh kỳ này. Còn nhà hàng, khách sạn thì khỏi bàn, khách vào ra cũng tấp nập hơn, hàng hóa chạy cũng nhanh hơn…
Tháng 4 này cũng là tháng kỷ niệm ngày quê hương thống nhất về một cõi “từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau”. Nhà nhà sum họp, quê hương thôi không còn điêu linh.
Nguyễn Trần Nhật Hoàng
Cử nhân Anh Văn
No comments:
Post a Comment