Từ
năm 1945 ngay sau
khi chúng ta giành được độc lập,
phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn dân được phát động. Phong trào này nhằm giải
quyết "giặc dốt" - một trong các vấn đề cấp bách nhất của nước
nhà lúc bấy giờ.Vào thời điểm đó
95% dân Việt Nam mù chữ.
Đây là một trong các quốc nạn đối với một quốc gia mới giành độc lập. Phong
trào nhanh chóng lan rộng khắp cả nước mặc dù kinh tế rất khó khăn, ngân sách
thiếu hụt. Các lớp học bình dân được mở khắp nơi, trong nhà dân, đình chùa, miếu mạo, chỉ cần mấy chiếc ghế băng, ghế
tựa đặt quanh bàn, quanh chiếc phản, cánh cửa, tấm ván mộc làm bảng đã thành
lớp học. Nhờ đó mà tỷ lệ người mù chữ được giảm đáng kể, nhiều người biết chữ
được nâng cao giá trị tinh thần, văn hóa, thuận tiện trong phát triển làm ăn
kinh tế.
Riêng ở tỉnh TT Huế cho
đến những năm 90 phong trào mở các lớp xóa mù mới được phát triển ngày càng
rộng rãi, ở trình độ cao, tương đương với cấp 1, cấp 2. Mặc dù đất nước vẫn còn
khó khăn, đời sống kinh tế của người dân còn nghèo nàn. Nhưng với tinh thần
quyết xóa giặc dốt mọi người tranh thủ làm ban ngày còn tối đến thì đi học.
Cùng với nhiều chương trình vận động, khuyến khích học tốt,… của Nhà nước nhiều
người đã gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp trên sự nỗ lực đáng được khích
lệ.
Những năm trở lại đây,
đất nước phát triển hơn, đời sống kinh tế bà con khá giả hơn, được cải thiện
tốt hơn. Ngày xưa trông cho được ăn no mặc ấm, nhưng bây giờ thì đã được ăn
ngon mặc đẹp. Nhưng đi ngược lại với sự phát triển về kinh tế thì phong trào
phát triển mở lớp xóa mù ngày càng bị lãng quên, trong khi vẫn còn nhiều người
chưa biết chữ, hoặc biết sơ sơ rồi cũng quên. Điều này tác động từ hai phía:
Một mặt bà con bận rộn làm lụng vất vả, mà quan trọng nhất là e ngại, sợ xấu hổ
khi phải đi học lớp xóa mù. Bên cạnh đó vai trò phát động, khuyến khích, chính
sách ưu tiên,… của Nhà nước về mở lớp xóa mù thì ngày càng bị thu hẹp. Chính vì
thế bà con ngày càng xa dần với phong trào, với lớp học xóa mù.
Hiện nay, trên địa bàn
tỉnh TT Huế phong trào mở các lớp học xóa mù ở một số địa phương hầu hết ở các
vùng huyện đang được phát triển trở lại nhưng vẫn còn rất yếu, rải rác vài nơi
và còn thiếu đầu tư như: Lớp học xóa mù ở Hương Hồ, Phú Mậu, Phú Đa,… Thiết
nghĩ vẫn còn kịp để tỉnh TT Huế, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức từ
thiện các nhà hảo tâm, có các chương trình lớn, đột phá để phát động, mở rộng
về quy mô và chất lượng phong trào học xóa mù ở tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh TT Huế. Đồng thời phải có nhiều
chương trình ưu đãi, động viên khuyến khích bà con tham gia học tập, đặc biệt
là phụ nữ hay bận rộn công việc gia đình. Có như thế tỷ lệ mù chữ sẽ được giảm
đáng kể và tăng về chất lượng cuộc sống hơn, văn minh hơn…
H.S
No comments:
Post a Comment