Mưa, gió bất ngờ…. lũ về. Ruộng dưa xơ
xác. Mẹ già nhìn đăm đăm vào ruộng…. mênh mông buồn.
Những ngày gần đây không thiếu những
hình ảnh các bạn trẻ căng biểu ngữ mời mua giúp dưa hấu cho đồng bào nông dân
Quảng Nam, những con người đang phải điêu đứng đối mặt với kinh tế đổ vỡ khi phải
hứng chịu lũ bất ngờ về.
Người Việt Nam tôi là thế, trong tâm thức,
bản chất họ là những con người tốt, họ là những con người biết đùm bọc và
thương yêu lẫn nhau. Chỉ vì những thứ vô hình và hữu hình mang yếu tố lịch sử
nên đã tạo nên những cái nếp làm cho hành động của người Việt xấu đi mà thôi.
Trái lại với hình ảnh cướp giật hôi của
khi người ta bị nạn là hình hình cả dân Việt chia sẻ khó khăn với đồng bào xứ
Quảng. Họ mua dưa một cách niềm nở, một cách say sưa, không mặc cả đến… không
có mà bán. Đã có lúc người dân Hà Nội phá hoa, ngắt hoa, dẫm nát cây trong Phố
hoa thì nay họ tay trong tay gìn giữ, bảo vệ cho bằng từng gốc cây không cho bị
đốn hạ.
Ở Sài Gòn không thiếu những chốn ăn
chơi hoa lệ, đốt tiền như đốt vàng mã nhưng cũng không thiếu những quán cơm
2000đ cho những kẻ đói rách số phận kém may mắn. Có những người đêm về Vũ trường
tưng bừng nhưng mai sớm lại đem chút ít gạo, tiền đến để ủng hộ những quán cơm
đó.
Người Việt tôi thương nhau, chia sẽ nhau
cũng ngộ lắm. Nhiều lúc ra đường thấy chai nước suối 4000đ họ khát họ không
giám mua nhưng thấy người tật nguyền bán chiếc vé số 10000đ thì họ mua ngay dù
chẳng bao giờ dò. Rồi những trưa hè nghe tiếng kêu “mài dao, mài kéo” dù dao
không đùi lắm và có đùi thì sắm lại cũng chẳng bao nhiêu nhưng người bảo người
vẫn ra mài dao, mài kéo vì giúp cho người ta nuôi nghề.
Một trong những đặc trưng của người Việt
đó là cười. Vui cũng cười, buồn cũng cười, khen cũng cười, bị chửi cũng cười.
Có lẽ vì nụ cười này mà Việt Nam chọn ngành du lịch là ngành mũi nhọn là hợp nhất.
Nhiều lúc nhìn nụ cười không biết họ đang cười chua xót hay cười hả hê. Cũng
như người Huế luôn “dạ”. Ai khen cũng “dạ”, ai chê mình cũng “dạ”.
Tôi có người bạn đồng nghiệp, nói là bạn
nhưng tuổi đời là anh. Đi với anh thường nói “mình giúp người nghèo ri không biết
khi mô cho hết người nghèo hí”, “giúp ri không biết có tới tận tay người thật sự
không”. Người Việt tôi là thế thương nhau nhưng sợ tình thương không đủ lớn và
không lâu dài, thương nhau nhưng sợ đặt tình thương không đúng chỗ. Có lẽ vị sự
giả dối quá đầy rẫy và những kẻ muốn ăn trên ngồi tróc, ăn trên mồ hôi, nước mắt
của những nụ cười chua xót kia nhiều quá chăn ?
Hãy có niềm tin vào cuộc sống, con người
Việt. Dù đôi lúc nhìn thấy những nghịch cảnh dòng đời còn lắm chán chê.
Nhật
Hoàng
No comments:
Post a Comment