Tính đến năm 2015 chợ đông ba đã tròn 116 năm(1899-2015). Tiền
thân chợ Đông Ba là chợ mang tên “Qui Giả thị” nằm ngoài kinh thành Huế, tọa lạc
ở ngoài cửa Chánh Đông (tức cửa Đông Ba theo kiểu gọi dân gian). Tên chợ “Qui
giả thị” đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân triều Nguyễn. Thời
Quang Toản loạn lạc, dân chúng chạy tán loạn, đến đầu triều Nguyễn thái bình họ
mới trở về. Qui giả là chợ của người trở về.
Mùa hè năm 1885 kinh đô thất thủ. Dân Huế ta chìm trong bể
khổ của máu, lửa, lạnh và đói gây nên bởi giặc Pháp xâm lược. Người Huế bị giết
và nhiều công trình bị phá hủy trong đó có chợ Qui Giả. Đến năm 1887 vua Đồng
Khánh cho xây dựng lại đình chợ và quán chợ lấy tên là chợ Đông Ba. Đến năm
1899 trong cuộc chỉnh trang đô thị theo phong cách tây phương vua Thành Thái
cho “chợ Đông Ba đem ra ngoài giại” (nơi có vị trí như bây giờ, bên cạnh cầu
Trường Tiền và siêu thị Coopmart)
Chợ Đông Ba ngày nay kết hợp với chợ Đồng Xuân ở Hà Nội và
chợ Bến Thành của Hồ Chí Minh là 3 ngôi chợ nổi tiếng và mang đậm dấu ấn truyền
thống nhất của Việt Nam. 3 ngôi chợ này là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch
và hầu như ít có tour nào bỏ những điểm đến này.
Riêng chợ Đông Ba không những là “Chợ làm du lịch” mà còn là
chợ đầu mối các mặt hàng cho người dân Huế. Gần như mọi thứ chúng ta có thể tìm
thấy ở chợ Đông Ba. Nhưng có một điều rằng
việc buôn bán các mặt hàng ở chợ Đông Ba còn hơi lộn xộn và nhếch nhác, hàng
bày ra cả lối đường đi. Việc một số tiểu thương ở đây có thói quen hô giá cao
cũng là một điểm trừ của chợ Đông Ba. Như một số phản ánh của du khách là nhiều
khi trả giá một nửa người ta cũng bán (?). Chưa kể một số lực lượng chèo kéo đổi
tiền gây mất trực tự xung quanh khu vực này. Nếu để tình trạng như vậy kéo dài
có lẽ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh Huế nói chung và du lịch Huế, người
dân Huế nói riêng. Có lẽ cần lắm những cuộc vào cuộc mạnh mẽ của các ban ngành
liên quan như BQL chợ Đông Ba, Sở Công Thương và lực lượng an ninh…v v nhằm chấn chỉnh
lại hình ảnh đẹp mà Huế và chợ vốn có dự trên nguyên tắc nhà nước và nhân dân
cùng hợp tác, đôi bên cùng có lợi hướng tới một sự phát triển lâu dài cho cả thế
hệ sau chứ không đơn giản là chụp giật “no hôm nay, đói ngày mai”.
NH
No comments:
Post a Comment