Ngoài những mối
nguy cơ từ hiểm họa IS – một tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tự xưng hay việc cô lập
loại bỏ Nga ra khỏi nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới G8, hay
vụ xả súng đẫm máu ở tòa soạn báo Charlie Hebdo thì những vụ thảm họa hàng
không gần đây đã và đang là đề tài gây
nhức nhối và bàng hoàng cho cả thế giới khi liên tục xảy ra những vụ rơi máy
bay xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù lý lẽ được đưa ra là vô tình
hay cố ý chăng nữa thì suy cho cùng an
ninh hàng không đã và đang phần nào chứng tỏ cho cả thế giới thấy rằng tình
trạng kiểm tra còn lỏng lẻo, chủ quan với khá nhiều lổ hổng trong nhiều khâu, đã
phần nào gây nên những hậu quả đáng tiếc kinh hoàng cho toàn nhân loại mà điển
hình là hãng hàng không Malaysia liên tiếp chứng kiến các vụ việc đau lòng từ vụ
mất tích bí ẩn của máy bay MH 370 và không lâu sau đó là MH 17 rơi ở miền Đông
Ukraine khiến tất cả 298 người trên máy bay bị thiệt mạng, vụ máy bay Air Asia
rơi trên biển Java và gần đây nhất là vụ rơi máy bay của hãng hàng không
Germanwings mà nguyên nhân điều tra ban đầu là do cơ phó Andreas Lubitz đã
chiếm quyền kiểm soát máy bay và cố tình lao vào núi khi đang trên hành trình
từ Tây Ban Nha về Đức làm toàn bộ 150 người trên khoang thiệt mạng. Có thể nói
máy bay từ lâu luôn được xem là phương tiện đi lại an toàn nhất nhưng nhìn lại
những gì thế giới đã chứng kiến qua một loạt rơi máy bay thảm khốc đã chứng
minh một điều rằng trên đời này không có cái gì là an toàn tuyệt đối, khoảng
cách giữa sự sống và cái chết là rất mong manh, những điều ít xảy ra cũng đã
xảy ra âu đó cũng là triết lý của cuộc đời, giờ đây tôi chỉ biết tóm gọn vỏn
vẹn trong hai từ “ số mệnh”.
NT
No comments:
Post a Comment