Có thể hiểu lòng tự trọng là những quan điểm, suy nghĩ của bạn về chính bản thân mình dựa trên thái độ của bạn đối với:
- Giá trị bản thân.
- Công việc bạn đang làm.
- Những thành tựu bạn đạt được.
- Suy nghĩ của bạn về người khác.
- Lý tưởng sống.
- Vị trí của bạn.
- Những điều bạn có thể đạt được trong tương lai.
- Điểm mạnh và điểm yếu của bạn.
- Địa vị xã hội và mối quan hệ của bạn với mọi người.
- Sự tự lập hay khả năng đứng vững trên đôi chân của mình.
Theo từ điển Tiếng Việt thì tự trọng là
coi trọng và giữ gìn phẩm cách , danh dự của mình. Nó khác với tự ti cũng như
tự cao. Tự ti là cho mình là thua kém người,còn tự cao là cho mình nhất, là hơn
người mà coi thường người khác
Lòng tự trọng được hình thành và phát
triền trong suốt cuộc đời chúng ta. Những trải nghiệm trong thời thơ ấu đóng
vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lòng tự trọng. Khi lớn lên, thành
công hay thất bại, cách đối xử của gia đình, bạn bè, …đều tác động trực tiếp và
góp phần hình thành nên lòng tự trọng của mỗi người. Lòng tự trọng là ý thức
coi trọng giá trị bản thân mình, Và sự thật, trong mỗi con người luôn tồn tại
những giá trị sẵn có vì con người là “tinh hoa của tạo hóa”. Việc coi mình có
giá trị, biết giữ gìn danh dự, phẩm cách của mình là thái độ sống đúng đắn.
Như trong truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du có đoạn:
“Khi
tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật
mình, mình lại thương mình xót xa”
cái “giật mình” của Thúy Kiều , đó chính là sự ý thức giữ gìn
phẩm cách. Với Kiều, sự thức tỉnh nỗi đau tinh thân chính là biểu hiện của lòng
tự trọng . Lòng tự trọng ko chỉ là coi trọng giá trị của mình để tỏa sáng những
giá trị ấy bất cứ lúc nào, cũng không chỉ là sự nhận thức về danh dự, nhân phẩm
của mình để giữ gìn nó mà còn là sự ý thức về sự hạn chế, thiếu sót của mình để
có sự chỉnh sửa đúng đắn, thích hợp. Lòng tự trọng là điều kiện cần trong cuộc
sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ vững tin hơn vào những
việc bạn làm. Một khi biết giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, bạn sẽ thận
trọng và làm chủ mình khi đương đầu với thách thức. Nhìn ra được hạn chế ,
thiếu sót của mình để kịp thời sửa đổi, bạn sẽ dần dần hoàn thiện nhân cách của
mình. Tin vào bản thân là động lực để người khác đặt niềm tin vào bạn.
Hiểu được giá trị của mình ta sẽ hiểu được
giá trị của những người khác. Lòng tự trọng là cơ sở đầu tiên để xây dựng lòng
tin vào xã hội . Marden từng nói: “Những gì chúng ta thật sự tin vào bản thân
chúng ta đều đúng”. Vì vậy, lòng tự trọng là nền tảng để trên đó bạn định hình
thái độ sống lạc quan, yêu đời.
Đức Nhân
No comments:
Post a Comment