Đọc hồi ký của nhà vợ đầu nhà thơ Tế
Hanh ta hiểu thêm được về lòng vị tha của các vị tiền nhân.
Nhà thơ Tế Hanh phải ly dị người vợ
đầu vì không vượt qua được hoàn cảnh lịch sử và chính trị thời đó. Người vợ đầu
của ông sau đó đã đi thêm bước nữa và có một người con gái với người chồng sau.
Bà rất giận nhà thơ Tế Hanh - người chồng đã phụ bạc bà một cách lạnh lùng. Thế
mà sau giải phóng, mỗi lần về công tác tại Đà nẵng, Tế Hanh thường về thăm con
gái đầu của hai người và nói chuyện với người chồng sau của vợ đầu như anh em
trong nhà. Cách ứng xử của người xưa như vậy rất đáng khâm phục.
Phải chăng cách giáo dục ngày trước
hơn hẵn ngày nay nhiều lắm chăng? Tôi tự hỏi như vậy khi tự chứng kiến những
nghĩa cử tốt đẹp mà người ta đối xử với nhau ngày trước, không xô bồ và mang
hơi hướng “kim tiền” như hiện nay.
Cách đây hơn 30 năm, nhà tôi có một
láng giềng đứng tuổi. Vào mỗi dịp cuối tuần người chồng thường đón một người
bạn tỉnh lẽ đến học chương trình bổ túc ngắn hạn ở thành phố tôi đang sống.
Người gọi là bạn đó thực ra là người yêu cũ của vợ ông. Họ chén tạc chén thù và
trò chuyện rôm rã như những người tri kỹ. Nếu nói về sự chinh phục thì giữa họ
với nhau có sự thắng thua liên quan tới một người con gái mà họ hết mực thương
yêu và mong muốn kết nghĩa vợ chồng trăm năm. Thế mà sao họ lại thân thiết với
nhau như vậy sau một thời gian dài và ai cũng đã có gia đình và yên bề gia
thất???
Đúng là người xưa đã để lại cho chúng
ta những bài học luôn luôn mới. Đó là lòng vị tha và tinh thần cao thượng.
PVH
No comments:
Post a Comment