London 2012 là một trong những Thế Vận Hội để lại nhiều ấn tượng nhất đối
với tôi, mặc dù không có nhiều thời gian theo dõi trực tiếp do múi giờ bị lệch và
các cuộc tranh tài được tổ chức thiên về khuya và sáng sớm (giờ Việt Nam ).
Với dự lệch giờ như vậy khó có người hâm
mộ nào theo đuổi suốt thời gian 2 tuần liên tục. Vì vậy, dưới đây chỉ là những
cảm nhận chấm phá.
Thứ nhất
là tinh thần thể thao được tôn trọng và thực thi nghiêm luật thi đấu. Việc 8
vận động viên cầu lông bị đuổi về nước do thi đấu không hết sức, coi thường
khán giả đã thể hiện điều đó. Ngoài các vận động viên dính “doping”, vận động
viên say rượu cũng bị đuổi thẳng cổ.
Thứ hai là lễ khai mạc và bế mạc được tổ chức rất khoa học, tự nhiên và kết nối
được tất cả người hiện diện trên sân và người xem truyền hình với sự tươi trẻ
và sôi nổi, cuốn hút.
Thứ ba
là lực lượng cổ động viên, các nhà thi đấu, các vận động trường, dọc các đường
đua thường kín chỗ. Phong cách cổ vũ và thái độ lịch sự của khán giả cũng góp
phần lớn vào sự thành công của thế vận hội.
Thứ tư
là các cuộc tranh tài diễn ra hết sức gay cấn trong tất cả các môn thi đấu, đặc
biệt hồi hộp là sự phô diễn tinh thần “ nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn” của môn
Điền Kinh (*). Năm nay, người hâm mộ thể thao chú trọng nhiều tới giới hạn của
con người trong cự ly chạy 100m, vì không biết rằng: sau khi đã rút xuống dưới
10s thì người chạy nhanh nhất hành tinh có thể rút xuống dưới 9s không, ai sẽ
là người thực hiện việc này, khi nào sẽ thành hiện thực?. Người ta trông chờ
vào Bolt, vì 4 năm trước VĐV người JAMAICA này đã đoạt huy chương vàng trong cự
ly 100m và 200m, vì vậy sự kỳ vọng của thế giới lần này là rất lớn, tất cả đổ
dồn vào anh, vì vậy các cuộc tranh tài có anh tham gia, kể cả cự ly 400 mét
tiếp sức.
Thứ năm
là sự ganh đua giữa các cường quốc thể thao đặc biệt là sự tranh giành vị trí
nhất toàn đoàn của Mỹ và Trung Quốc. Sau khi Liên xô sụp đổ, thể thao của nưới
Nga thay thế nước này cũng đã đi xuống, người mang mộng thay thế Liên Xô và Nga là Trung Quốc. Có thời điểm TQ
đã vượt lên vững vàng ngôi vị số 1, nhưng cuối cùng đoàn Mỹ vẫn trội hơn. Anh
Quốc cũng tiến bộ vượt bậc, Nga xếp hạng 4 nhưng về điền kinh họ vẫn đứng đầu
về số huy chương có được.
Cuối cùng là ấn tượng về cơ sở hạ tầng tổng thể của nước chủ nhà. Tuy chỉ bỏ ra 20
tỉ usd, không bằng một nữa só tiền TQ đã bỏ ra cho TVH Bắc Kinh 4 năm trước, ta
vẫn thấy cơ sở hạ tầng và điều kiện thi đấu quá tuyệt vời. Màn sương mù Luân
Đôn bị xua tan bởi ánh mắt rạng rỡ và nụ cười ấm áp và lòng hiếu khách của tất
cả người dân nước chủ nhà, đồng tâm hướng về Thế Vận Hội, có thể được cho là
thành công nhất từ đầu TK 21 tới nay.
PVH
(*) Điền Kinh là môn thể thao tổng
hợp bao gồm đi bộ, chạy các cự li, nhảy cao, nhảy xa, ném lao, ném đĩa, ném
búa, đẩy tạ và nhiều môn phối hợp khác. Cơ sở của môn điền kinh chính là các
động tác tự nhiên có tác dụng phát triển toàn diện về thể lực và tăng cường sức
khỏe. Chính vì vậy, điền kinh được xem là rất quan trọng trong giáo dục thể
chất cũng như trong chương trình tập luyện vì sức khoẻ của
mọi người. Tại các kỳ thi đấu thế vận hội,
điền kinh cũng là nội dung quan trọng hàng đầu. Nó xuất hiện ngay từ những kỳ thế vận hội cổ đại.
No comments:
Post a Comment