Cuối cùng thì quốc hội cũng đã thông
qua Luật Biển Việt Nam
vào ngày 21/6/2012 sau các phiên thảo luận kín và quá trình chuẩn bị lâu dài,
công phu. Cùng với Luật biển quốc tế 1982 hiện chúng ta có đủ căn cứ pháp lý để
quản lý vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế của mình trên biển Đông.
Chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa được ghi trong điều 1(Luật Biển) là một sự khẳng định mạnh mẽ và cần thiết.
Tất nhiên, chúng ta còn phải làm nhiều hơn
cho tới khi luật này có hiệu lực.
Sẽ có phản ứng dữ dội của các bên
liên quan, vì quyền lợi kinh tế và địa chính trị ở quần đảo và các vùng biển
tranh chấp là rất lớn, có ràng buộc với
sức mạnh kinh tế của một quốc gia và giao thông hàng hải quốc tế.
Nhà nước Việt Nam chủ trương giải quyết
tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nhưng hòa bình không phải món quà tự nhiên
mà có được nếu không phải trả bằng mồ hôi, công sức, trí tuệ và có thể là máu và nước mắt.
Tuyên truyền chủ quyền biển đảo cần
phải được đẩy mạnh hơn nữa đến tận từng thôn xóm, người dân, đoàn thể, tổ chức
và cán bộ viên chức… và tới tất cả những ai quan tâm đến Việt Nam
Hiện nay, khi nước ta đã hội nhập sâu
vào tiến trình toàn cầu hóa và tuân theo luật chơi quốc tế thì không thể có một
quốc gia nào dám ngang ngược đối xử với chúng ta bằng “luật rừng” một cách lâu
dài được. Chúng ta phải có niềm tin như vậy để từng bước đưa Luật pháp vào thực
tế đời sống và làm thất bại âm mưu sử dụng “luật rừng” của những kẻ còn mông muội
và tham lam.
PVH
No comments:
Post a Comment