Bắt
đầu từ sáng sớm nhiều lúc đến chiều tối, họ đi. Băng qua các nẻo đường hay vào
tận từng căn nhà, từng con xóm nhỏ. Đôi gánh trên vai họ oằn lưng bước mãi.
Lòng thổn thức với cơm áo gạo tiền và ánh mắt con thơ.
Ngày
lại ngày, tháng rồi năm. Cuộc đời họ không tính hết bao nhiêu cây số. Chỉ biết
rằng mỗi góc phố, con đường họ thuộc nằm lòng, như thể đó là một phần không thể
thiếu trong cuộc sống hôm nay.
Đẹp
hơn một vận động viên marathon. Họ mang trong mình một tình yêu bờ bến. Tình yêu
đó là tình thương của mẹ, mẹ gánh trọn cuộc đời ở hai đầu đôi vai.
Dẫu
biết rằng đích đến còn dài, cuộc sống còn chông gai. Trong giông bão họ vẫn cần
mẫn bước tiếp. Ngày mai ra sao họ không cần biết .Để cuối cuộc đời mang một dấu
hỏi trên lưng…
AD
Nét văn hóa lâu đời
Xem lại những bức ảnh,
những hình vẽ thời Pháp thuộc, chân dung người làm trật tự ngày nay trông oai
hơn, có đồng phục, có xe máy, có xe ô tô, có loa cầm tay… nhưng tính “cường
hào” thì vẫn vậy. Bán dạo, bán vỉa hè, gánh hàng rong xưa nay đều đại diện cho
cái nghèo, cái khổ, một hình thức mưu sinh rất lâu đời, đôi quang gánh và chiếc
thúng chẳng khác xưa là mấy.
Hình thức buôn bán thô
sơ mộc mạc ấy từ lâu đã đi vào thơ ca, văn học, kịch họa, phim ảnh… và trong
tâm thức của bao nhiêu trái tim Việt. Hình ảnh người cha, người mẹ, người vợ,
người anh, người chị… tần tảo, lam lũ đã nuôi dưỡng dạy dỗ biết bao con người
thành danh, kiệt xuất. Đã ai từng thống kê có bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhà
trí thức, nhà khoa học, nhà lãnh đạo… trưởng thành từ “chiếc nôi” người bán
dạo, gánh hàng rong… Chắc là nhiều, nhiều lắm vì đó là phương thức sinh nhai
quen thuộc và lâu đời của người dân nghèo nước mình, mà nghèo thì bao giờ cũng
chiếm số đông.
Ai đã từng “thưởng thức”
gánh chè đậu ván trong bài diễn văn của ông Nguyễn Sự, Bí thư Thành ủy Hội An,
trong dịp nhận giải thưởng Văn hóa Phan Chu Trinh năm 2012 mới “thấm thía” cái
triết lý của giới cần lao vô danh âm thầm chịu thương chịu khó kia, một triết
lý không đối lập gay gắt, không cực đoan, một triết lý kết hợp kỳ diệu lạ lùng
vừa bình dân vừa quý phái.
Nếu như “gánh chè đậu
ván”… làm nên văn hóa Hội An, thì hình ảnh những người bán dạo, bán vỉa hè, bán
hàng rong làm nên văn hóa Việt. Sẽ có người cho đó là lộng ngôn, nhưng hãy nghĩ
xem, du khách từ khắp nơi trên thế giới đến Việt Nam họ quan sát và lưu lại
những gì, rất nhiều, rất nhiều những cảnh sinh hoạt đời thường đặc trưng của
dân bản địa mà hình ảnh gánh hàng rong, người bán dạo là dễ dàng đập vào mắt họ
nhất, để lại nơi họ những ấn tượng đậm nét trong quá trình thưởng ngoạn. Và vô
hình trung, đó cũng là cách quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam đơn giản nhất
và hiệu quả nhất.
Vỉa hè và du khách tạo
nên một sự tương tác rất lớn mà lợi và hại, được và mất lại là một ranh giới
mong manh.
(Trích lược)
No comments:
Post a Comment