Tính
tới thời điểm hiện nay, ta thấy rằng không chỉ ở đất nước Việt Nam mà
trên toàn thế giới vẫn còn rất nhiều mối hiểm họa từ thiên nhiên ảnh hưởng đến
cuộc sống con người. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các hiểm họa đó, nhưng nguyên
nhân đầu tiên mà chúng ta nhận thấy được, là do tài nguyên rừng ngày càng thu
hẹp, khan hiếm.
Theo
như đã biết, có hai loại rừng cơ bản đó là rừng thiên nhiên và rừng tự trồng. Dù
là loại rừng nào cũng nên được chúng ta quan tâm bảo vệ. Những khu rừng ở vào thời
điểm trước kia khác xa bây giờ rất nhiều, cây cối mọc um tùm xanh tươi, tán lá
phủ rộng che mát một khoảng không gian lớn, có những cây cổ thụ già đến hàng
trăm tuổi. Nhưng hiện tai, mọi thứ đã không còn như trước. Vì lợi tức trước mắt,
một bộ phận nhỏ người dân đã tàn phá rừng một cách bừa bãi, hàng trăm cây rừng
bị đốn chặt lấy gỗ đem bán. Ngoài ra có có môt số lý do khách quan khác, do nắng
nóng thường xuyên dẫn đến rừng bị cháy. Vậy nên, chúng ta cần đề ra nhiều biện
pháp khắc phục kịp thời những tình trạng đó .
Để
bảo vệ rừng không chỉ là trách nhiêm của riêng ai, mà là trách nhiệm chung của
toàn xã hội. Theo thống kê chung, Việt nam là một trong những quốc gia chịu ảnh
hưởng nặng nề từ thiên tai lũ lụt. Nếu như rừng được bảo vệ một cách nghiêm
túc, thì sẽ tác động tích cực vào sự biến đổi của thiên nhiên. Nó sẽ hạn chế
tình trạng lũ lụt xảy ra vào mùa lũ hàng năm mà các tỉnh miền trung là những
nơi chịu nặng nề nhất. Những cây rừng sẽ làm cho dòng chảy của lũ chậm hơn, rồi
nếu có bão xảy ra thì nó sẽ ngăn cản sức gió làm hạn chế phần nào sức tàn phá
của bão. Cùng với đó tình trạng ô nhiễm, mức thiếu nước cũng ít xảy ra hơn.
Một
điều cấp bách trước mắt để khắc phục tình trạng này, chúng ta nên chú tâm vào
công việc trồng rừng, song song đó cây được trồng phải được chăm sóc thường
xuyên. Có thể đề ra nhiều chương trình tuyền truyền về công tác trồng rừng cho
giới trẻ vào tận các trường học hay đến tận những khu chợ xa xôi hẻo lánh để
phổ biến cho người dân. Trong buổi tuyên truyền cần nói nhiều hơn về lợi ích
của việc trồng rừng và tác hại về việc chặt phá rừng. Tôi vẫn thấy có một số
chương trình hữu ích đang được hoạt động thông qua báo chí tuyên truyền, như chương
trình “trồng cây gây rừng”. Hay gần đây trên truyền hình vẫn đang công chiếu
những bộ phim nói về nạn chặt phá rừng. Như bộ phim “Khi đàn chim trở về”, khi
xem tôi thấy cũng hay và ý nghĩa.
Dù
thể hay không thể, tôi vẫn mong mọi người hãy chung tay bảo vệ tài nguyên rừng!
T.N
No comments:
Post a Comment