Saturday 29 November 2014

HAI LÚA VIỆT NAM NHÂN TÀI, SỰTRỌNG DỤNG VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH


          Nếu một bài báo viêt chắc khó có thể tin được câu chuyện, nhưng có rất nhiều bài báo viết điều đó chắc hẳn là thật. Một người nông dân xứ miệt vườn chế tọa xe thiết giáp cho Campuchia và được quốc vương Campuchia tặng bằng khen và gọi ông là “nhà khoa học” và người con trai của nông dân miệt vường ấy là “ nhà kỹ thuật, kỹ sư” đó là ông Trần Quốc Hải và con trai là Trần Quốc Thanh. Trong lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập lũ đoàn 70 của quân đội hàng gia Campuchia, 2 cha con ông được thủ tướng Hunsen trao tặng huân chương đại tướng quân do quốc vương ký ban tặng. Hơn thế, nước bạn còn mời cha con ông sang hẳn Campuchia để làm việc với chế dộ bổng lộc như một vị tướng: từ biệt thự sang trọng, xe hơi riêng đi lại, 18ha đất để ngỏ cửa chờ ông nhận lời…. Được trân trọng như vậy song ông bảo: “ tôi chưa nghĩ đến việc sang bên đó. Nói thật tôi cũng đi nhiều nước rồi. Mong muốn lớn nhất của tôi là phục vụ cho dân mình, nước mình” Cái đáng quý ở những con người như ông là thế. Nhưng nghĩ đi, ngẫm lại, nếu cha con ông có ở trong nước thì ước mơ sáng chế, ước mong làm khoa học của một anh "hai lúa" như ông cũng chẳng có cơ sở nào để hy vọng đổi đời..., nếu chính sách trọng dụng và đãi ngộ của chúng ta không mới, không hấp dẫn. Điều đáng ghi nhận hơn cả là nhà khoa học “Hai lúa” dã sản xuất ra rất nhiều máy phục vụ sản xuất nông nghiệp rất hữu ích. Ông đã nhận nhiều lời khen ngọi từ ban này, sở nọ nhưng cuối cùng , ông chỉ nhận được những lời khuyên nên từ bỏ đam mê cháy bỏng sản xuất máy bay, bởi người khuyên ông biết rõ, với cơ chế này, rất khó có "cửa" cho ông. Chưa kể, còn nhiều hạn chế về kiến thức khoa học tối thiểu trong lĩnh vực hàng không, nên nếu có mày mò chế tạo cũng chẳng đi tới đâu, khi ở một đất nước đã có tới 9.000 giáo sư, phó giáo sư, trên 24.000 tiến sĩ các loại, còn chưa dám nghĩ tới.
Nhân tiện nói đến nhân vật sản xuất tàu ngầm Việt Nam có lẽ cũng cần nhắc tới ông Phan Bội Trân, một" hai lúa" khác. Ông cũng từng chẳng mấy ai ngó ngàng gì cho đến khi mày mò đóng tàu ngầm với mục đích phục vụ dân sinh. Khi doanh nghiệp nước ngoài đặt mua tàu ngầm để làm du lịch bên Malaysia. Điều đáng nói là phía đối tác cũng mời ông sang sản xuất tại chỗ, coi như là một đề án khoa học công nghệ của Chính phủ nước họ để được hưởng ưu đãi thuế tại chỗ. Nếu chuyện này xảy ra, chúng ta lại sẽ thiệt đơn thiệt kép: vừa không thu được thuế xuất khẩu, vừa lãng phí chất xám, tài năng của công dân ở nước mình. 
Qua những câu chuyện đề cập trên, về một góc độ nào đó, cơ chế và chính sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ hiện nay của nước nhà đang có cái gì đó không ổn, sai lầm, cần xem lại và cần có một sự chuyển động mạnh mẽ, tích cực hơn trong tư duy của cơ quan quản lý khoa học. Tất nhiên, vì sinh mạng của con người, các cơ quan có trách nhiệm cũng nên có biện pháp trợ giúp, động viên ban đầu, để những sáng kiến của người dân được cổ vũ, phát huy, thay vì để họ thí nghiệm một cách đơn độc và tính chuyện rời xa quê hương để “xuất khẩu” chất xám.

DN

No comments:

Post a Comment