Những ngày gần đây dư luận
cả nước đang nóng lên với dịch sởi và vị tổng tư lệnh ngành ý tế Nguyễn Thị Kim
Tiến. Bởi những hình ảnh bệnh nhi đang nheo nhóc heo hắc với bênh sởi và những
câu nói của bà bộ trưởng Kim Tiến.
Bệnh sởi gây ra
bởi một loại vi rút thuộc họ paramyxovirus. Vi rút sởi thường mọc trong các tế
bào nằm sau cổ họng và phổi. Sởi là bệnh ở người và cho đến nay chưa thấy xuất
hiện ở động vật. Độ tuổi mắc bệnh sởi thường từ 5 tới 10 tuổi và đa phần những
người sinh trước 1957 thì miễn dịch tự nhiên với sởi vì lúc bấy giờ bệnh sởi
rất phổ biến. Trên thế giới xuất hiện rất nhiều đại dịch sởi trước và sau khi
xuất hiện vaxin MMR (1988) như Mỹ 1989-1991 với hơn 55.000 ca bệnh và 123 ca tử
vong, Pháp 2010 với 5.090 trường hợp
,bulgaria 4/2009-2010 với 24000 trường hợp mắc bệnh và 24 ca tử vong, Congo
134.000 ca năm 2011 và 74.000 năm 2012.
Theo công bố chính thức thì
cả nước ta đầu năm đến nay có 7000 trẻ đang măc bênh và 112 trẻ đã tử vong do sởi, một con số đáng
để người đứng đầu nghành phải hành động quyết liệt và có những công bố cần
thiết để ngăn chặn tình hình thì đây bà Kim Tiến lại có những phát ngôn rất
ngây ngô vô cảm và đẩy trách nhiệm “Việc Hà Nội có công bố dịch hay không là
thuộc thẩm quyền của UBND TP, ngành Y tế không có thẩm quyền bắt phải công bố
hay không công bố dịch!" hay ““Chúng tôi mà có con cháu mắc sởi, không bào
giờ dại cho vào đây” (bệnh viện)
Dạo một vòng
quanh các trang quảng cáo rao vặt và trang mạng facebook ta sẽ dễ dàng nhận ra
không ít các lời quảng cáo về thuốc gia truyền và phương thức cổ truyền để chữa
trị bệnh sởi. Rất hỗn loạn thông tin.điều này chứng tỏ người ta đang mất niềm
tin vào hệ thống y tế và đang có hành động tiêu cực “mình tự cứu mình tốt hơn”.
Và đồng thời cũng có không ít lời của cộng đồng mạng và những người của công
chúng yêu cầu bà quan Kim Tiến từ chức bởi khả năng giải quyết khủng hoảng và
sự lý công việc. Vấn đề từ chức hay không chưa nói tới mà vấn đề quan trọng đầu
tiên là lương tâm và khả năng chịu trách nhiệm của người lãnh đạo. Luôn phải tự
nhận thức về trách nhiệm của mình. Nếu ý thức bản thân tự nhận thấy trách nhiệm
không thuộc về ai thì cũng không cần thiết phải buôn áo mão…(!?)
Lại nói về từ chức. Trên thế giới cũng không ít các quan chức đứng đầu cấp bộ y tế phải treo ấn vì bản thân tự cảm thấy không làm tròn trách nhiệm :
Năm 2001,Bộ
trưởng Y tế Croatia, Ivica Racan từ chức vì 23 bệnh nhân chế sau khi được lọc
máy tại một bệnh viện của nước này.
Tháng 5/2003,Bộ
trưởng Y tế Đài Loan, ông Đỗ Tỉnh Triết, từ chức vì không ngăn được dịch SARS
bùng nổ ở hòn đảo này. Tổng số bệnh nhân SARS của Đài Loan ở thời điểm đó là
308, và số cả tử vong là 35. Để so sánh cùng thời điểm, ở Hong
Kong có tới 1.706 ca nhiễm bệnh và 238 người qua đời vì SARS.
Tháng 11/2013,Bộ
trưởng Y tế bang Punjab , Ấn Độ, ông Khalil
Tahir Sindhu từ chức sau khi có 10 bênh nhân qua đời vì bệnh sốt xuất huyết
Dengue. Để tưởng tượng rõ hơn về mức độ của dịch sốt xuất huyết tại Punjab, cần
lưu ý là bang này có hơn 24 triệu dân, tương đương với một quốc gia nằm trong
top 50 về đông dân nhất thế giới.
Vấn đề không nằm
ở con số ít hay nhiều bệnh nhân tử vong. Mất một mạng người cũng là mất mát và
100 mạng người cũng là mất mát. Không có quốc gia nào quy định rõ ràng rằng khi
một dịch bệnh bùng nổ, bao nhiêu bệnh nhân tử vong thì Bộ trưởng Y tế phải từ
chức. Vấn đề năm ở trái tim con người với con người, sự đồng cảm giữa con người
với con người và lòng tự trọng của kẻ đứng đầu.
Kết thúc bài viết này người
viết xin trích câu nói của ông Nguyễn Bá
Thanh tại một cuộc họp tại Đà nẵng làm câu kết “Anh nào mệt mỏi quá thì dơ tay
xin nghỉ, đã làm thì làm cho nghiêm túc….!”
Nhật Hoàng
No comments:
Post a Comment