Thế là sự kiện 2 năm một
lần đã được tổ chức tại TP HCM khá thành công. Cuối cùng, tiếng vang của hội
sách cũng như những tác động tích cực của nó đã ảnh hưởng tới một số người ít
quan tâm tới “hội sách”, trong đó có tôi. Đó là nguyên do để có cảm xúc viết
bài này.
Đầu tiên là tình cờ xem
nhà thơ Vi Thùy Linh trả lời phỏng vấn trên truyền hình về việc tạm hoãn sinh
con để tập trung cho tham gia hội sách tháng 3/2014 và giao lưu với độc giả.
Theo nhà thơ, đó là một sự kiện quan trọng không thể bỏ qua, vì 2 năm chỉ có 1
lần, và để “tuột” 1 lần thì rất là tiếc.
Rồi đọc báo thấy có người
rất tự hào giới thiệu một người bạn Đức đi tham quan hội sách, xem đó là niềm
tự hào của thành phố. Phải là một cái gì đó thanh cao và đẳng cấp thì trí thức
và nghệ sĩ mới xem đó là niềm tự hào.
Tôi bổng nhớ lại cách đây
2 năm, truyền hình có đưa tin một cậu bé tiểu học đã viết sách và tham gia giao
lưu với độc giả nói về đầu sách cậu ta viết ra: Tớ học tiếng Anh như thế nào?
Tuy phóng sự hơi cường điệu và làm mất tính ngây thơ của cậu bé này nhưng phải
chăng đó cũng là một cách để quảng bá cho “hội sách” và động viên những người
đang miệt mài cày trên những trang giấy mỗi ngày để chuyển tải tri thức của
mình tới độc giả.
Trong một đất nước hàng
năm có hơn 6-7.000 lễ hội, thì mỗi hai năm mới chỉ có 1 lần hội sách được tổ
chức ở thành phố lớn nhất phía nam tổ quốc làm cho ý nghĩa của nó thêm nổi bật.
Ước mong gì thành phố tôi
đang sống cũng tổ chức hội sách được một lần, để tôi có thể thong dong đưa các
con đi gặp các tác giả và mua thêm những quyển sách thích hợp cho tủ sách gia
đình, làm phong phú thêm vốn sống của con trẻ và người lớn, để ngày càng yêu
hơn con người, quê hương đất nước này. Ước chi!
PVH
No comments:
Post a Comment