Tuần vừa qua, dư luận được
một phen xôn xao vì lời khai của Dương Chí Dũng tiết lộ danh tánh của người báo
tin mật cho y chạy trốn.
Thật là quá sớm để xem đó là
sự thực, vì cần một quá trình điều tra để làm rõ điều đó đúng hay sai.
Tất nhiên, công luận đồng
tình với việc Tòa án Hà nội khởi tố vụ án “ Làm lộ bí mật nhà nước”, điều đó
cũng đồng nghĩa với việc tòa án xác nhận đã có người chủ động làm lộ thông tin
bí mật mang tầm cở quốc gia.
Tin tuyệt mật tầm cở quốc
gia, chắc hẵn chỉ có 1 vài người được biết, đó là các nguyên thủ, các bộ trưởng
phụ trách, và một vài quan chức cấp cao trực tiếp liên quan tới tin mật (ví dụ:
ở Mỹ là giám đốc cơ quan CIA)…
Việc ông Dũng khai ra một
quan chức cao cấp đã báo tin mật, thực ra người này cũng chỉ là người thấp nhất trong số
những người được biết tin mật đó.
Vậy thì, nếu ông quan chức
này không liên quan thì chắc chắn sẽ có người chức quyền còn cao hơn ông ta đã
báo tin mật cho Dũng trốn thoát.
Hiện nay, dư luận đang râm
ran và phần nhiều cho rằng người báo tin chắc hẵn là người mà Dũng đã khai ra.
Việc này, nếu cơ quan điều tra cũng định hướng như vậy thật là nguy hiểm, vì có
thể dẫn tới oan sai và bỏ lọt tội phạm.
“Suy đoán vô tội” là một
nguyên tắc nhân đạo mà pháp luật Việt Nam đã học hỏi được từ “tinh hoa”
của pháp luật quốc tế.
Khi tòa chưa kết án thì mọi
công dân đều vô tội. Ngườị bị nghi tiết
lộ tin mật cho Dương Chí Dũng cũng vậy.
Các nhà báo, luật sư, luật
gia và công luận… nên hết sức khách quan và bình tĩnh sau lời khai của Dũng, vì
sự thật nhiều khi lại là một “sự bất ngờ lớn” mà chúng ta khi nhận ra sẽ cảm
thấy mình hơi “thế nào đó…” khi nhìn nhận sự việc ban đầu một cách cảm tính.
Nếu tất cả đều có quyết tâm
và muốn bảo vệ công lý, sự thật người báo tin mật cho Dũng sẽ được vén lên
trong thời gian tới.
Hãy chờ xem…
PVH
No comments:
Post a Comment