Thursday 12 September 2013

THIẾT CHẾ LÀNG XÃ




Thiết chế làng xã có sức mạnh kỳ lạ.
Ở Việt Nam ta thì “Phép Vua thua lệ làng”.
Ở các nước khác thì “ Luật của Vua chỉ tới được bên ngoài hàng rào làng”.
“Lệ làng” ở Việt Nam đã hướng dẫn cho việc duy trì thiết chế văn hóa làng xã, và vì vậy người Việt ta có bao nhiêu vùng đất thì có bấy nhiêu đa dạng văn hóa, có bao nhiêu làng xã thì có bây nhiêu thiết chế luật lê qui định tương tự.
Có thể nói không quá rằng: chính “lệ làng” đó đã là cái vỏ bọc quí giá gìn giữ bản sắc dân tộc Việt, tránh bị đồng hóa cho dù chúng ta đã chịu đô hộ của giặc Tầu hơn 1000 năm.
Chúng ta tự hào vì có nên văn hiến lâu đời. Càng tự hào hơn vì ông cha ta đã để lại cho hậu thế những nền tảng kiến thức sống hòa thuận với vũ trụ. Gần đây, phát hiện “kinh dịch” đã xuất hiện đầu tiên ở thời Âu Lạc cách đây mấy ngàn năm đã làm lung lay nguồn gốc phát minh DỊCH HỌC của Trung Quốc.
Kinh dịch đã xuất hiện trên Trống Đồng, trên các mãnh gốm được khai quật có niên đại mấy ngàn năm trước…
Thiền Sư Thích Mạnh Thát cũng đã có những nghiên cứu sâu về lịch sử các bộ kinh Phật mà người Trung Hoa đã dịch lại từ bộ kinh tiếng Việt.
Quả thật, nếu không có thiết chế làng xã để phát minh, truyền dụng và giữ gìn các báu vật quốc gia đó thì biết đâu ngày nay Việt Nam ta đã không có tên trên bản đồ thế giới với tư cách là một quốc gia độc lập và có chủ quyền bất khả xâm phạm?

PVH

No comments:

Post a Comment