Có lẽ khoảng
cách giữa 2 thế hệ thấy rõ nhất là trong một gia đình giữa ông bà, bố mẹ và con
cái. Suy nghĩ, cách sống của họ sẽ khác nhau do họ được sinh ra và sống trong
từng thời kì khác nhau. Ông bà, bố mẹ sinh ra và lớn lên trong cái thời “bao
cấp”, cái thời mà ăn không no mặc không ấm thì cái suy nghĩ về cuộc sống đầy
đủ, ấm no là quá đủ đối với họ. Nhưng còn đối với thế hệ trẻ ngày nay thì được
sống trong cái thời đại phát triển, đầy đủ vật chất và vì quá đủ nên cái suy nghĩ
ăn no mặc ấm không tồn tại mà suy nghĩ rằng ăn ngon, mặc đẹp và hơn thế nữa là
muốn hiểu biết về thế giới xung quanh mình. Sự tồn tại khoảng cách có chăng là
sự thay đổi qua từng thời kì của xã hội.
Không chỉ 2
thế hệ có khoảng cách nhận thức về cuộc sống mà còn về cách ăn mặc hay nhận
thức thẩm mĩ văn hóa trong thế giới hiện tại ngày nay. Điển hình như mấy ngày
nay trên mạng dậy sóng bởi những lời nhận xét, cảm nhận của nhạc sĩ già Nguyễn
Ánh 9 về lớp ca sĩ trẻ tiêu biểu như Thanh Lam, Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm,... Nếu
đứng trên phương diện xã hội thì người lớn có thể nhận xét để cho thế hệ trẻ
nhận ra điều đúng, điều sai mà hoàn thiện mình nhưng không phải người lớn lúc
nào cũng đúng và người trẻ đâu chắc rằng sẽ chấp nhận lời nhận xét đó. Có lẽ vì
vậy mà trên cộng đồng mạng đã dậy sóng khi Đàm Vĩnh Hưng đáp trả lời nhận xét
của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 bằng một tâm thư, tuy nhiên trong đó ĐVH không đón
nhận lời nhận xét để thay đổi và hoàn thiện chính mình, mà đã dùng lời lẽ khó
nghe. Làn sóng cư dân mạng không bức xúc trước lời nhận xét của nhạc sĩ già mặc
dùng không biết đó đúng hay là sai mà bất bình trước những lời lẽ của một thế
hệ trẻ quá xức nông cạn khi nói về thế hệ đi trước được coi là cha, là chú.
Khoảng cách
thế hệ có lẽ sẽ luôn tồn tại vì nhận thức của mỗi con người khác nhau trong
từng hoàn cảnh khác nhau.
P.K
No comments:
Post a Comment