Vụ việc các “sếp nhận lương khủng” cuối cùng cũng đã có kết
cục tạm gọi là có hậu. Ai làm điều sai trái thì cuối cùng phải tự mình gánh
chịu hậu quả do mình gây ra.
Ta cũng có thể nói việc làm của các công chức được trao quyền
lãnh đạo này là vi phạm nghiêm trọng “thiết chế đạo đức xã hội”. Việc hoàn trả
lại tiền lương nhận “lố” sẽ không bao giờ làm cho lương tâm họ nguôi ngoai
trong thời gian còn lại của cuộc đời họ.
Chúng ta lưu ý rằng, đó chỉ là sự việc trong một doanh nghiệp
cở vừa. Nếu nhìn xuống một chút chúng ta sẽ thấy còn có một loạt các cơ quan
đơn vị có thể có hiện tượng tương tự như:
-
Đội sản suất, thi công;
-
Đơn vị hạch toán độc lập;
-
Công ty thành viên;
-
Chi nhánh công ty, chi nhánh doanh nghiệp;
-
…
Nhìn
lên một chút nữa sẽ thấy một loạt các tổ chức khổng lồ khác như:
-
Sở chủ quản;
-
UBND tỉnh, thành TW
-
Bộ chủ quản;
-
Các tập đoàn, tổng công ty;
-
Tổ chức chính trị-xã hội cấp TW;
-
Các lãnh đạo có quyền ra chính sách vĩ mô;
-
…
Không thể qui chụp tất cả đều “có vấn đề”, nhưng có thể thấy
là vấn đề tiêu cực có thể xảy ra ở bất cứ tổ chức, tập thể, cá nhân nào nếu
thiếu sự giám sát khách quan, minh bạch. Vấn đề đặt ra là:
Ai sẽ giám sát và phát hiện vấn đề?
Ai sẽ đứng ra giải quyết nếu có việc vi phạm nghiêm trọng?
Ai sẽ giám sát đánh giá việc giải quyết vấn đề có khách quan
hay không ?
Ai sẽ đứng ra thăm do dư luận người dân, dư luận xã hội về
việc giải quyết vấn đề đó…
…
Bao nhiêu câu hỏi đặt ra, cũng là bấy nhiêu lo lắng được thể
hiện. Suy luận logic luôn dẫn làm cho nhân loại hiểu được những vấn đề nằm vượt
ra ngoài tầm vấn đề đang hiện hữu trước mắt. Đó là tính chứng minh Phân
Tích-Qui Nạp trong toán học vậy.
PVH
No comments:
Post a Comment