Trừ những lý do đặc biệt mà con người không nhận thức hết, các sự kiện lịch sử thường được ghi lại hết sức khách quan và chân thực.
Vai trò của người chép sử từ bao đời nay vì vậy hết sức quan trọng. Ngay cả người ghi chép gia phả của dòng họ hay dư địa chí của các vùng miền chắc hẳn phải là những người có uy tín được dòng họ và cộng đồng kính trọng.
Nếu như « Bia miệng » được lưu truyền thông qua truyền khẩu là chủ yếu, thì «quốc sử » phải được chép ra bằng văn bản có tính pháp qui. Nhiều khi, những sự kiện từ « bia miệng » lại được đàng hoàng đi vào « quốc sử », và nhiều khi tính chân thực của sự kiện do « bia miệng » lưu truyền lại là căn cứ để các nhà sử học đời sau, truy tầm được bản chất và sự thật của những sự kiện được ghi lại trong « quốc sử » vốn « sai lệch » do sử gia buộc phải chắp bút dưới lưỡi kiếm của ông vua bạo tàn, độc đoán. Lại có loại người mất nhân tính, tự nguyện chép sử sai sự thực để lừa bịp lấp liếm. Đó là loại « Sử nô ».
Vì lịch sử vốn là các « sự kiện » xảy ra đúng với nguyên nhân khách quan (rất quan trọng) và chủ quan (chất xúc tác của sự kiện) nên bản chất sự thật của « sự kiện » không thể dễ dàng bị xuyên tạc và hiểu sai trong dòng chảy của lịch sử loài người.
Xin đọc lại câu chuyện dưới đây để hiểu hơn vai trò của người chép sử.
PVH
Người em quan thái sử chép lại như anh mình vào quốc sử nước Tề. Thôi Trữ nổi giận lại giết người đó. Đến người em thứ 3 chép nguyên cũng bị giết. Tới khi người em thứ tư không chịu thay đổi theo lệnh của Thôi Trữ, Thôi Trữ đành thôi không giết người chép sử nữa. Vụ việc này được người đời sau nhắc đến nhiều, với lời ca ngợi tấm gương ngay thẳng không sợ chết để ghi lại sự thật của các sử quan nước Tề.
Hơn 1 năm sau, Thôi Trữ bị Khánh Phong tiêu diệt. Sau đó các vệ sĩ còn sống sót của Tề Trang công là Lư Bồ Miết và Vương Hà liên kết với các đại phu nước Tề tiêu diệt Khánh Phong để báo thù cho Tề Trang công.
Án mạng trong sử nước Tề
Vụ án Tề Trang công bị giết được quan Thái sử nước Tề chép: “Thôi Trữ giết vua là Quang”. Thôi Trữ bắt quan thái sử chép khác đi, thái sử không chịu nên bị Thôi Trữ giết chếtNgười em quan thái sử chép lại như anh mình vào quốc sử nước Tề. Thôi Trữ nổi giận lại giết người đó. Đến người em thứ 3 chép nguyên cũng bị giết. Tới khi người em thứ tư không chịu thay đổi theo lệnh của Thôi Trữ, Thôi Trữ đành thôi không giết người chép sử nữa. Vụ việc này được người đời sau nhắc đến nhiều, với lời ca ngợi tấm gương ngay thẳng không sợ chết để ghi lại sự thật của các sử quan nước Tề.
Hơn 1 năm sau, Thôi Trữ bị Khánh Phong tiêu diệt. Sau đó các vệ sĩ còn sống sót của Tề Trang công là Lư Bồ Miết và Vương Hà liên kết với các đại phu nước Tề tiêu diệt Khánh Phong để báo thù cho Tề Trang công.
No comments:
Post a Comment