Huế phải là vùng đất của sự
nhân văn.
Thế là một mùa thi đại học nữa lại qua. Tôi vẫn nhớ
một bài báo đăng hình ảnh người cha nhân
dịp đưa con vào Huế thi vào tham quan Đại Nội nhưng vì không có nhiều tiền nên
người cha đành phải đứng ngoài nhường chiếc vé cho người con vào tham quan. Lúc
đó nhiều người đã góp ý có lẽ dl Huế nên cần làm bước đi táo bạo hơn đó là giảm
giá vé cho những thí sinh vào Huế thi Đh thông qua phiếu dự thi và sẵn sàng
giảm giảm 50% để những thí sinh nay sau này dù đậu để tiếp tục học tập ở Huế
hay là không thì vẫn mang một hình ảnh đẹp của Huế quảng bá khắp nơi. Một ý
tưởng không tồi và rất nhân văn nhưng có thực hiện được không lại là một chuyện
khác. Và năm nay Huế vẫn chưa thực hiện được điều này.
Người dân địa phương là một
phần trong phát triển du lịch.
Tôi đặt chân đến Bảo tàng điều khắc Chăm Đà Nẵng một
buổi chiều. Nhìn vào bên trong đang có rất nhiều khách du lịch ngoại quốc đang
tham quan. Bước vào quầy vé của khu bảo tàng có đề ngay tấm biển người lớn
30.000đ/1vé sinh viên, trẻ em 5000đ/1vé. Nhìn vào giá vé có thể thấy ở Đà Nẵng
người ta đã biết phân loại du khách thêm một lớp đó là sinh viên và biết đối
tượng nào sẽ phải lấy giá bao nhiều cho phù hợp, không đánh đồng.
Thời còn Sv tôi được thực tập tại Bà Nà Hill 2 tháng,
một công ty thuôc tập đoàn Sungroup do ông Lê Viết Lam đứng đầu. người đã từng
là trợ lý của tỷ phú VN Phạm Nhật Vượng . Tại đây thường xuyên có những đợt
giảm giá vé gọi là “Tri ân người Đà Nẵng” với giá vé chỉ còn 100 ngàn (thay vì
450 ngàn) cho những người có hộ khẩu ở Đà Nẵng. Từ đó ta có thể thấy người ta
đã biết chú trọng vào khách hàng là người dân địa phương như thế nào. Những
người sẽ làm du lịch chính cho địa phương và sẽ là người quảng bá cho nền dl địa phương.
Có lễ Huế nên học hỏi và làm theo điều này, nên có
những chính sách giảm giá vé cho người dân địa phương và sinh viên. Mặc dù sẽ
mất đi một lượng doanh thu từ việc bán vé nhưng lại là có tác động hiệu quả lâu
dài bền vững hơn cho sau này. Nó sẽ khuyến
khích người dân Huế đi đến những nơi di sản hay khu dl của Huế nhằm họ có thể
am hiểu hơn và có thể yêu quý hơn vùng đất Huế và những thứ đang đem lại miếng
cơm cho họ và gia đình của họ hằng ngày. Như vậy họ mới có thể quảng bá tốt cho
dl Huế được. Chứ bây giờ nhiều người chẳng nắm rõ được thông tin cơ bản của
những điểm đến mà Huế đang có mặc dù họ là người thường xuyên tiếp xúc với du
khách. Chỉ cần một phép thử đơn giản bằng cách hỏi đường lên lăng Thiệu Trị hay
Minh Mạng với một số người kinh doanh
hàng lưu niệm ở trục đường Lê Lợi thì nhận ra không hẳng nhiều người
biết về đường đi này, trong khi họ chính là những người làm trong nghành dl,góp
một phần vào hình ảnh dl của Huế.
Xích lô Huế và những việc cần
bàn.
Năm 2004 Sở DL TT Huế phối hợp với LĐLĐ TP Huế thành
lập nghiệp đoàn xích lô du lịch. Hiện này Huế có hơn 2800 chiếc xích lô đang
hoạt động nhưng chỉ có 211 chiếc đang nằm trong nghiệp đoàn xích lô du lịch.
Hơn 2500 chiếc còn lại nằm trong các tổ tự quản phường xã,hoạt động mang tính
tự phát và nhiều nhóm trong số đó cũng tham gia hoạt động du lịch, rất khó quản
lý và kiểm soát. Có nhiều xích lô dù nằm ngoài nghiệp đoàn, tổ tự quảng cò kéo
gây mất trật tự náo loạn cả một vùng, có khi họ chở khách mà hô giá “trên trời”
khiến du khách phải giật mình. Ở gần nhà tôi có một một vài khách sạn nên lực
lượng xích lô “quần thảo” ở đây rất đông. Tôi đã từng chứng kiến một bác xích
lô héc giá 200 ngàn khi chở một khách người nam từ chợ Đông Ba về với khoảng
cách chỉ chừng hơn 1km. Còn riêng tính chuyện cò mồi đưa khách tới những nơi
buôn bán “đặc sản Cố Đô” thì cứ loạn cào cào cả lên.
Xét thấy trong tình hình hiện nay với mục tiêu đưa TT
Huế lên thành trực thuộc trung ương và là trung tâm văn hóa du lịch , TP
Festival của Việt Nam thì việc chấn chỉnh đội ngũ này rất là bức thiết. Xích lô
dl cũng là một loại hình giao thông chuân chuyển nhưng giá cả lại một nhịp mỗi
phách khác nhau. Mỗi người xích lô như vậy cũng được xem như là một hướng dẫn
viên đối với khách du lịch và mang trên mình một hình ảnh dl Huế nhưng không
được đào tạo kiến thức và phương thức hoạt động.
Thiết nghĩ mặc dù từ lúc thành lập nghiệp đoàn đên nay
xích lô dl tại Huế đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng nếu mạnh tay hơn nữa
nhằm gom những xích lô “dù” làm dl này vào nghiệp đoàn cho có tổ chức hơn hoặc
cho tư nhân hóa loại hình phương tiện này như ở Hà Nội (công ty TNHH dịch vụ
xích lô du lịch “Sans-Souci”) thì tốt quá. Có lẽ nên lặp thêm nhiều đường dây
nóng công bố rộng rãi và bộ phận chuyện trách để xử lý vấn nạn xích lô bắt chẹt
du khách hay xích lô dù này (hiện nay có đường dây nóng của thanh tra Sở DL
0914050005 để phản ánh tình trạng dv dl ở Huế nhưng thực sự chưa hiệu quả và
chưa được nhiều người biết đến). Ban đầu việc này có thể gây khó khăn cho người
lao động nghèo nhưng tính về lâu dài thì đó là cơ sở cho họ có công ăn việc làm
ổn định và bền vững.
N.H
No comments:
Post a Comment