Tuesday, 18 February 2014

NGHỀ VÃI CHÀI TRÊN SÔNG



Những năm gần đây tỉnh TT Huế đã đi vào triễn khai dự án quy hoạch, ổn định dân cư vạn đò sống và hành nghề trên sông nước được bố trí lên bờ và chuyển đổi hành nghề.
Tuy nhiên, chúng ta biết rằng tỉnh TT Huế có hệ thống sông ngòi khá phong phú, thuận lợi cho việc đánh bắt cá ở các con sông lớn nhỏ. Hơn nữa, vì cuộc sống mưa sinh hằng ngày, và họ không kiếm được công việc nào có thu nhập ổn định hơn nghề truyền thống vốn có lâu đời của họ, do đó nhiều người sau khi lên bờ vẫn tiếp tục con đường kiếm sống trên sông nước.
Có nhiều hình thức đánh bắt cá trên sông như vãi chài (quăng chài), cất rớ, đơm lừ, thả lưới, rà điện, suốt cá,…Trong đó vãi chài là một hình thức đánh bắt cá truyền thống từ xa xưa, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương và tính nghệ thuật cao. Ở hình thức này đòi hỏi người vãi chài phải khỏe mạnh và thành thạo, đúng kỹ thuật thì lưới mới được vung rộng hơn. Ngược lại nếu làm sai kỹ thuật, sơ suất để lưới vướng vào người thỉ có thể bị chài lôi cùng xuống sông. Hành nghề quang chài cần phải có hai người điều khiển 1 chiếc thuyền nhỏ, nhưng có khi chỉ cần một người là đủ.
Ngày xưa, khi môi trường tự nhiên chưa bị xâm hại, không có nạn rà điện, suốt cá, thủy sản đường sông, nghề quăng chài là phương kế sinh nhai của nhiều gia đình ngư dân nghề sông. . Nghề vãi chài nay không còn thịnh, ở một số địa phương như Tịnh Long, Tịnh Hà, Tịnh Ấn… chỉ một số rất ít người hành nghề.
Ngày nay, nghề vãi chài không còn thịnh ở nhiều địa phương, chúng ta hiếm thấy đánh bắt cá bằng hình thức này. Nó ngày càng bị mai một vì sự phát triển không ngừng các phương thức đánh bắt hiện đại hơn, và cũng gây hại đối với môi trường nhiều hơn.
H.S

No comments:

Post a Comment