Giáo dục con cái không phải chỉ là một bổn phận quan trọng, mà còn
là một vinh dự lớn lao của bậc làm cha làm mẹ, đó là việc trồng người. Không
chỉ nuôi dạy một sinh linh bé bỏng trở thành những người hữu ích cho xã hội, mà
còn là hình thành một “con” có sự tồn tại nhân- đức- tín -nghĩa. Vì thế, giáo
dục con cái không phải là một việc tuỳ hứng, nhưng cần có một đường hướng, một
kế hoạch và những phương pháp.
Yếu tố nền tảng cơ bản nhất đánh dấu vai trò giáo dục của cha mẹ
là tình phụ tử và mẫu tử. Chính tình yêu thương này, như nguồn mạch xuất phát,
trở thành linh hồn và quy tắc để gợi ra những sáng kiến và hướng dẫn cho mọi
hoạt động giáo dục cụ thể, làm cho chúng thấm đượm những giá trị của cuộc sống.
Vậy thời gian thuận tiện nhất để trực tiếp giáo dục con cái, đó là
khi đứa con bắt đầu nhận biết về những điều cha mẹ dạy bảo. Lúc bấy giờ gia
đình sẽ trở nên mái trường đầu tiên dạy cho đứa bé những bài học làm người.
Trong mái trường đó, cha mẹ chính là những “thầy cô” được tín nhiệm và yêu
thương hơn cả, vì cha mẹ là những người sống gần con cái, hiểu biết con cái và
yêu thương con cái hơn hết.Tuy nhiên, khoa học ngày nay cho thấy:
Người mẹ ảnh hưởng đến tâm tính và sức khoẻ của đứa con ngay từ
lúc phôi thai. Trong thời gian này, các tâm tình và thái độ ứng xử của cha mẹ
sẽ ghi dấu sâu đậm trên tâm tính đứa con sắp chào đời. Do đó, những bậc cha mẹ
thương con sẽ hết sức lưu ý, để trong thời gian mang thai sống thật lành mạnh
về luân lý và tâm linh.
“Uốn cây từ thưở còn non,
Dạy con từ thưở con còn đương thơ”.
Dạy con từ thưở con còn đương thơ”.
PK
No comments:
Post a Comment