Mấy chục năm trước, có một chương
trình rất đông đảo thính giả nghe đài chờ đợi trên đài tiếng nói Việt Nam là
: “Câu chuyện cảnh giác”. Chương trình này Phần nhiều nói về các chiến sĩ an
ninh ta đã triệt phá các âm mưu của gián điệp Trung Quốc phá hoại kinh tế,
chính trị, xã hội Việt Nam
. Chắc chương trình này kéo dài hơn 10 năm và sau đó dừng hẵn.
Mấy chục năm trước, khi chiến tranh
biên giới bùng nổ, là người dân Huế chúng tôi đã phải đào hầm để chuẩn bị chống
lại bom đạn của kẻ địch có thể tràn tới Huế bất cứ lúc nào. Xung quanh nhà tôi
ở có rất nhiều hầm nối nhau bởi các giao thông hào, cứ tưởng như chiến tranh
lại sắp sửa tới. Dân ta rất cảnh giác!.
Nói một cách khách quan, ông cha
chúng ta từ hàng ngàn năm trước đã hết sức cảnh giác. Sống gần một lân bang
hùng cường, đất rộng đông người chúng ta phải cư xử nhũn nhặn, tinh tế, nhưng
giữ được vị thế và luôn cảnh giác. Chính vì vậy, từ khi Việt Nam giành được độc lập, quân phương
Bắc mỗi lần xâm lấn nước ta thì luôn bị đại bại, thời gian là lâu hay mau mà
thôi. Như thời Trần, 30 năm với 3 lần xuất quân với binh hùng tướng mạnh, quân
Mông-Nguyên không làm gì được đại Việt ta. Trận Bạch Đằng do Hưng Đạo Vương chỉ
huy được học viện Quân sử Mỹ nghiên cứu đề xuất nên đưa vào quân sử thế giới
như là một trận thủy chiến lớn nhất thời đó. Giá trị trận thủy chiến này là bảo
vệ được độc lập dân tộc và đánh quệ một lực lượng Hải Quân thế giới với hơn
ngàn chiến thuyền thời bấy giờ. Đó là nghệ thuật mai phục, nghi binh và hiệp
đồng tác chiến tuyệt vời của quân đội nhà Trần. Ông cha ta rất cảnh giác. Trần
Khánh Dư bị biếm chức nhưng vẫn ngầm được trao nhiệm vụ thu thập thông tin của
người Phương Bắc. Cái tài tình của ông cha ta là cảnh giác trong thế chủ động.
Thời chúng ta, tinh thần cảnh giác
được gìn giữ và phát huy như thế nào? Xin mọi người hãy tự mình lý giải giúp!.
Xin thắp một nén hương lòng tưởng
niệm đồng bào chiến sĩ đã hy sinh vì sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta 30
năm trước.
PVH
No comments:
Post a Comment