Từng đến đất nước Nhật, tôi thấy ấn tượng nhất không phải là
nền kinh tế thịnh vượng của họ mà là việc mọi người chăm đọc sách báo. Nếu đi
xe bus, tàu điện ngầm, tàu cao tốc, ngồi chờ ở các bến…đa số người Nhật đều đọc
sách, báo, tạp chí…Họ thấy rất chướng mắt với những ai nói chuyện âm lượng to ở
nơi công cộng, không biết có phải sự ồn ào làm họ mất tập trung vào dòng chữ
đang đọc giữa chừng hay không? .
Ở nước ta, tôi thấy niềm ham thích đọc sách báo vẫn còn được
duy trì. Mấy chục năm trước, gần nhà tôi ở có 2 người hàn xóm thường xuyên mượn
sách ở thư viện tỉnh về đọc. Ngày làm việc, đêm chong đèn trong màn chống muỗi
đọc sách đến khuya, mỗi tuần cũng hết vài cuốn.
Rồi tụi bạn tôi thời phổ thông, hoang như quỷ, nhưng cứ rãnh
là ra phố thuê sách về đọc ngấu nghiến và còn thông tin cho nhau về các cuốn
sách đạt giải quốc tế này nọ để cùng đọc và bình luận.
Nay thấy thói quen đọc sách báo vẫn còn đó, chưa bị mai một
nhưng hình như người có tuổi siêng đọc hơn người trẻ tuổi.
Ra đường thấy bác xích lô đọc báo chờ khách, dì bán cà phê đọc
tạp chí khi quán vắng, chị bán bánh mì đọc tờ báo cũ sẽ được dùng để gói mì cho
thực khách…mới thấy đọc sách báo làm dòng chảy tri thức, tình yêu dân tộc luôn
tuôn đều trong huyết quản người dân Việt.
Chủ Nhật vừa rồi, tình cờ dừng xe vĩa hè gần đường Bến Nghé có
việc, thấy 2 chị bán thịt và cá đang cầm 1 tờ báo luận bán sôi nổi, một chị
nói: “Mi thấy có tức không, Hoàng Sa, Trường Sa của mình đây mà họ in bản đồ ra
nhìn không thấy mô cả”.
Tôi rú ga phóng nhanh để các chị tự do tranh luận, với niềm
vui khôn tả “ Tiếng Việt còn thì tổ quốc ta sẽ trường tồn”.
PVH
No comments:
Post a Comment